Kỳ cuối: Nâng cao hiệu quả PBGDPL và truyền thông dự thảo chính sách
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThông qua báo cáo tại tọa đàm, Hà Nội đã có những kiến nghị, đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác PBGDPL và việc thực hiện Đề án 407. |
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản Luật PBGDPL năm 2012
Qua báo cáo tại tọa đàm, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL TP cho biết, để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL và truyền thông dự thảo chính sách, Hà Nội đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đề xuất, trong đó đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp, nghiên cứu sửa đổi Luật PBGDPL năm 2012 cụ thể:
Sửa đổi Khoản 1 Điều 35 Luật PBGDPL theo hướng mở rộng đối tượng báo cáo viên là đội ngũ luật gia, luật sư, người công tác lâu năm trong lĩnh vực pháp luật theo chuyên ngành đã nghỉ hưu và quy định việc đào tạo, cấp chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền thống nhất trên phạm vi toàn quốc đối với đội ngũ này nhằm phát huy đội ngũ này thực sự trong thực tiễn.
Sửa đổi Điều 37 Luật PBGDPL theo hướng mở rộng thẩm quyền công nhận đội ngũ tuyên truyền viên cho các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bổ sung quy định xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong nhà trường. Có thể nghiên cứu theo hướng giao thẩm quyền cho Sở GD&ĐT, nhà trường công nhận, quản lý, đào tạo đội ngũ này; Sửa đổi bổ sung trách nhiệm phối hợp của ngành, đoàn thể, trách nhiệm tòa án, viện kiểm sát trong thực hiện công tác PBGDPL nhằm tăng trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ PBGDPL.
Đồng thời, bổ sung quy định thời gian tham gia PBGDPL hằng năm cho đội ngũ chức danh tư pháp để nâng cao trách nhiệm và thu hút lực lượng am hiểu pháp luật chuyên sâu tham gia công tác PBGDPL; Bổ sung quy định việc cấp kinh phí PBGDPL tối thiểu theo đầu người dân để đảm bảo kinh phí hoạt động PBGDPL tối thiểu đồng đều ở địa phương.
Đề nghị phối hợp với cơ quan có thẩm quyền sớm: Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP theo hưởng nâng mức chi hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở, nâng mức chi thù lao cho hòa giải viên phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; Giao thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ chi cho công tác hòa giải tùy theo điều kiện địa phương để hỗ trợ kinh phí chi cho công tác này; quy định cụ thể nguồn chi, hồ sơ và thủ tục thanh quyết toán việc chi thù lao cho mà giải viên;
Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP theo hướng nâng mức chi đối với một số mặt hoạt động chi cho công tác PBGDPL phù hợp với điều kiện thực tế và quy định việc cấp kinh phí cho công tác PBGDPL dựa trên tiêu chí dân số trên địa bàn giống một số ngành như văn hóa, giáo dục…
Đề nghị Bộ Tư pháp sớm nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng chính sách xã hội hóa công tác PBGDPL trong đó giao thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh được quy định công tác PBGDPL.
Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông dự thảo chính sách
Kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả truyền thông dự thảo chính sách: Đề nghị Bộ Tư pháp sớm tập huấn và ban hành tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ đối với truyền thông dự thảo chính sách tác động lớn đến xã hội; Nghiên cứu đưa ra quy định cụ thể về cách thức tiếp nhận việc góp ý, thông tin phản hồi đối với cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình xây dựng chính sách; Nghiên cứu sớm đưa ra quy định truyền thông dự thảo chính sách là một khâu bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với việc truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi là đạo luật quan trọng thể chế hóa nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Ban chấp hành Trung ương về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì soạn thảo, UBND TP Hà Nội phối hợp cùng thực hiện.
Để dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đạt chất lượng và được thông qua đúng tiến độ xem xét tại 2 kỳ họp (kỳ họp thứ sáu (tháng 10/2023) Quốc Hội sẽ nghe, cho ý kiến về dự thảo Luật và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2024)), đề nghị Bộ Tư pháp sớm tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch đẩy mạnh truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trên phạm vi cả nước.
Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan Trung ương, Bộ, ngành thuộc lĩnh vực đề xuất nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), vai trò của các thành viên ban soạn thảo Luật Thủ đô, vai trò của Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhằm tạo sự quan tâm thu hút của dư luận và sự đóng góp tích cực, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên cả nước.
Đồng thời, để tạo sự đồng thuận của các cơ quan hệ thống chính trị từ trung ương tới các địa phương trong cả nước, sự ủng hộ của các đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên cả nước để ban hành luật thủ đô sửa rồi tạo thể chế thuận lợi để phát triển thủ đô nhanh và bền vững.
Kỳ 2: Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL | |
Kỳ 4: Truyền thông chính sách được thực hiện công khai, minh bạch |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại