Kỳ 4: Truyền thông chính sách được thực hiện công khai, minh bạch
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Phạm Thị Thanh Hương, Phó GĐ Sở Tư pháp phát biểu tại buổi tọa đàm về công tác PBGDPL và thực hiện Đề án 407 |
Phối hợp truyền thông, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân
TP chỉ đạo Sở TT&TT phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Văn phòng UBND TP, Hội Nhà báo TP hướng dẫn các cơ quan báo chí TP, chỉ hệ thống thông tin cơ sở định hướng thông tin, tạo sự đồng thuận của người dân đối với các chủ trương, chính sách của Trung ương và TP, đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số; phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn tin giả, tin xấu, xuyên tạc chủ trương chính sách, gây mất đoàn kết, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo dõi, nắm bắt, đánh giá thông tin trên báo chí, mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình truyền thông dự thảo chính sách.
TP cũng chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản xây dựng tài liệu truyền thông đảm bảo đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức phong phú, sinh động để đăng tải Cổng/Trang thông tin điện tử các cơ quan chủ trì soạn thảo; gửi SởTT&TT, Sở Tư pháp để đăng tải trên Cổng thông tin thông tin TP; Trang thông tin điện tử PBGDPL TP và chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan thông tin, báo chí của hoạt động tuyên truyền dự thảo chính sách.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quan tâm tổ chức tiếp nhận, giải trình, xử lý thông tin góp y, phản hồi, phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách trong báo cáo tổng hợp, tiếp thu và giải trình ý kiến đề xuất dự thảo VBQPPL để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo VBQPPL qua hình thức hội nghị, hội thảo, qua tổng hợp, góp y, chỉnh sửa, giải trình…
TP chỉ đạo các cơ quan báo chí TP Hà Nội phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị TP Hà Nội trong công tác truyền thông chính sách; tăng cường, nâng cao chất lượng truyền thông chính sách, đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức truyền thông đa phương tiện truyền thông.
Về đánh giá tác động, ý nghĩa của hoạt động truyền thông dự thảo chính sách mà cơ quan, đơn vị đã triển khai trong công tác xây dựng VBQPPL; cách làm hay hiệu quả trong công tác tổ chức truyền thông dự thảo chính sách… Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó GĐ Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL TP cho biết:
“Công tác truyền thông chính sách của TP được thực hiện chủ động, công khai, minh bạch, có định hướng nhằm tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của người dân trong việc tìm hiểu, chấp hành chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng góp phần quan trọng đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và được cuộc sống là quá trình xây dựng chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách, từ đó thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện, tạo đồng thuận trong xã hội…”.
Những hạn chế...
Theo Sở Tư pháp, các Sở, ngành, đơn vị trên địa bàn TP chưa bố trí đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp, hầu hết đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm.
Việc cấp kinh phí chủ yếu bố trí trong kinh phí thường xuyên hằng năm, hoặc theo vụ việc, chủ yếu lồng ghép và nhiệm vụ của từng đơn vị. Năm 2023, Tở Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Hội đồng PHPBGDPL TP bố trí kinh phí thực hiện truyền thông chính sách là 191.000.000 đồng và tuyên truyền Luật Thủ đô (sửa đổi) là 211.000.000 đồng.
Cùng với đó, nhận thức của một số cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo trong công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội còn hạn chế nên một số cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo chưa tích cực triển khai truyền thông dự thảo chính sách.
Việc xây dựng kế hoạch truyền thông, nội dung truyền thông, cách thức truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn tới xã hội mới được triển khai tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP là đơn vị chủ trì soạn thảo chính sách nên thực hiện chưa được bài bản.
Một số cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội còn né tránh, ngại va chạm đưa nội dung thông tin để truyền thông, chưa xác định trách nhiệm của mình trong phần thông tin dự thảo chính sách, anh đẩy trách nhiệm truyền thông dự thảo chính sách.
Nhân sự thực hiện nội dung truyền thông dự thảo chính sách tác động lớn tới xã hội chưa được trang bị bài bản, chưa có tài liệu hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này.
Cách thức tổng hợp, tiếp thu, góp ý, phản biện xã hội, giải trình đối với những ý kiến nhất là góp ý trái chiều trong quá trình truyền thông của dự thảo chính sách tác động lớn tự xã hội chưa được quy định cụ thể nhất là dự thảo truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng (thường nội dung này được đồng hợp về chuyện trên cơ sở lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan).
Việc bố trí kinh phí thực hiện chủ trì soạn thảo còn hạn chế. Nguồn lực xã hội hóa thực hiện truyền thông dự thảo chính sách tác động lớn đến xã hội còn hạn chế.
Kỳ 1: Xác định công tác PBGDPL là nhiệm vụ quan trọng | |
Kỳ 2: Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL | |
Kỳ 3: Ngăn giấy tờ giả “lọt” “cửa” công chứng? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại