Tăng cường công tác truyền thông chính sách
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐồng chí Đinh Thu Hiền, Phó trưởng phòng Báo chí Xuất bản, Sở TT&TT phát biểu tại tọa đàm công tác PBGDPL và thực hiện Đề án 407 |
Đa dạng các hình thức tuyên truyền
Nhằm triển khai, thực hiện truyền thông chính sách trên địa bàn TP, Sở TT&TT đã thường xuyên hướng dẫn các cơ quan báo chí TP; phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương tích cực tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông tin về các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND TP; tập trung tuyên truyền công tác triển khai các nghị quyết của Đảng; các chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội; các vấn đề quan trọng của TP được HĐND TP quyết nghị, đặc biệt là các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Sở TT&TT đã thiết lập và duy trì nhóm phóng viên tuyên truyền trên mạng xã hội Zalo; hằng năm thực hiện cung cấp hơn 400 thông tin cho báo chí dưới nhiều hình thức như: Cổng thông tin điện tử Sở, cổng giao tiếp điện tử TP, email công vụ, họp báo, mạng xã hội…
Từ 1/9/2022 đến nay, Sở đã có 156 công văn tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của TP, trong đó có nhiều chủ trương, chính sách của Trung ương và TP có tác động, ảnh hưởng lớn. Trên các báo Trung ương, địa phương phối hợp và Hà Nội có khoảng 2.099 tin, bài, phóng sự thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách lớn của Trung ương và TP. Trong đó, có 1.483 tin, bài trên báo Trung ương, địa phương phối hợp với 616 tin, bài trên các báo Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP, Sở TT&TT Hà Nội là Sở TT&TT đầu tiên trong cả nước đã huy động được sự tham gia của các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trong công tác thông tin truyền thông các nhiệm vụ chính trị, y tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Thủ đô. Thông tin lan tỏa có trọng tâm, trọng điểm, thu hút được bạn đọc, hiệu quả quản lý Nhà nước về thông tin điện tử được nâng cao.
Nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị của TP cũng đã thiết lập các tài khoản/fanpage trên mạng xã hội Facebook, Zalo… để phổ biến thông tin, tuyên truyền về hoạt động của cơ quan, đơn vị, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, thông tin tích cực trên không gian mạng.
Từ tháng 9/2022 đến nay, Sở TT&TT đã phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp lan tỏa trên 3.600 lượt bài viết trên các trang thông tin điện tử tổng hợp có lượng bạn đọc lớn như: Baomoi, soha, tintuc, tinmoi… Đăng tải 1.579 tin, bài trên tài khoản Zalo “Sở Thông tin & Ttruyền thông TP Hà Nội” tương ứng với 145 triệu lượt tiếp cận tài khoản người dùng Zalo trên địa bàn TP; đăng tải 1.579 tin bài trên mạng xã hội Lotus.
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
Bên cạnh lan tỏa các thông tin tích cực qua các trang thông tin điện tử tổng hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên báo chí hệ thống thông tin cơ sở, các mạng xã hội…; Sở TT&TT còn phối hợp với các cơ quan báo chí và các đơn vị liên quan phản bác lại các luận điệu sai trái; kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm để phối hợp xử lý; ngăn chặn, bóc, gỡ những thông tin xấu, độc trên môi trường mạng.
Tại buổi tọa đàm về công tác PBGDPL và triển khai Đề án 407 vừa được Sở Tư pháp phối hợp với Hội đồng PHPBGDPL Trung ương tổ chức, đại diện Sở TT&TT, đồng chí Đinh Thu Hiền, Phó trưởng phòng Báo chí Xuất bản cho biết, công tác truyền thông chính sách của TP Hà Nội đã được thực hiện chủ động, công khai, minh bạch, có định hướng nhằm tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của người dân trong việc tìm hiểu, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó công tác truyền thông cũng góp phần quan trọng đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách, từ đó thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện, tạo đồng thuận trong xã hội.
Hiện nay các trong cơ quan thuộc TP Hà Nội chưa có đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp. Việc cấp kinh phí chủ yếu bố trí trong kinh phí thường xuyên hằng năm hoặc theo vụ việc, chủ yếu lồng ghép vào nhiệm vụ của từng đơn vị, chưa có ngân sách được quy định rõ ràng cho công tác truyền thông chính sách.
Tuy nhiên, để chủ động nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, Sở TT&TT vẫn thường xuyên tổ chức hội nghị hoặc các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về công tác truyền thông, xử lý khủng hoảng. Năm 2022, Sở đã mở 4 lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng viết, biên tập và phát hành cho 327 người làm truyền thanh cơ sở; 5 lớp với 634 học viên cấp huyện, xã được tập huấn kiến thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động truyền thanh cơ sở, vận hành hệ thống đa truyền thông và bản tin điện tử công cộng kết nối với hệ thống thông tin nguồn Bộ TT&TT.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, Sở TT&TT đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn TP: UBND các quận, huyện, thị xã: Tây Hồ, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoài Đức… tổ chức nhiều lớp tập huấn về quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí với gần 700 học viên là cán bộ cấp phường, xã tham dự.
Xây dựng đội ngũ truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp | |
Tập trung truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội | |
Tích cực triển khai công tác truyền thông chính sách |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại