Thứ ba 27/08/2024 12:22

Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ hiện đại tiêu thụ, ngày 26/8, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp bán lẻ tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị”.
Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị

Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), qua đó: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP cũng còn những khó khăn nhất định, như sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đặc biệt việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các địa phương.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, ngày 26/8 Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức toạ đàm với chủ đề “Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị”. Tham dự tọa đàm có lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội, đại diện một số hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội và chủ thể OCOP.

Tại tọa đàm, các đại biểu chuyên gia, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chủ thể OCOP sẽ trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, phương thức, quy định của hệ thống bán lẻ mà chủ thể OCOP cần đáp ứng trong quá trình đưa hàng vào hệ thống bán lẻ tiêu thụ. Đồng thời, các chủ thể OCOP đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, thuận lợi và khó khăn khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị tiêu thụ, kiến nghị các chính sách hỗ trợ sản phẩm khởi nghiệp…

Tham dự toạ đàm có các vị khách mời: ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội; ông Hà Tiến Nghi - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội); bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông, cùng 3 chủ thể OCOP: bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh); bà Phan Uyên - Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty CP Sữa Con Bò Vàng (huyện Ba Vì), ông Đàm Văn Đua - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (huyện Mê Linh).

Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị

Quang cảnh toạ đàm

Về phía báo Kinh tế & Đô thị có PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, các đồng chí trong Ban biên tập, cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban tham dự tọa đàm.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị đánh giá, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực địa phương và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình này ra đời với 3 mục tiêu. Đó là: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; và Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tại Hà Nội, sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao.

Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị thông tin thêm, hiện nhiều sản phẩm OCOP của Hà Nội và cả nước đã được ghi dấu trên bản đồ Việt Nam lẫn bản đồ nhiều nước trên thế giới. Có được kết quả này là nhờ thời gian qua, Uỷ ban MTTQ, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan đã rất quan tâm, thúc đẩy các chương trình xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP đi muôn nơi với những hình thức ngày càng hiệu quả và bền vững.

Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu khai mạc toạ đàm

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ, tuy nhiên, việc tiêu thụ các sản phẩm này cũng còn những khó khăn nhất định. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là bởi sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn tới sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.

Bên cạnh đó, khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa được như mong muốn. Không ít doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất - kinh doanh chia sẻ rằng, việc tiếp cận và đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, dẫn tới sức cạnh tranh giảm sút…

Nhằm đẩy mạnh truyền thông Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị”.

Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời tham dự toạ đàm

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị mong muốn thông qua toạ đàm sẽ nhận được nhiều ý kiến, nhiều tham vấn quý giá của các đại biểu để việc đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị ngày càng thiết thực, hiệu quả, góp phần hỗ trợ chủ thể đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô và cả nước. Qua đó góp thêm tiếng nói tạo dựng sự đồng thuận trong xã hội về cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt”, để người dân hiểu sâu hơn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và TP Hà Nội cũng như những nỗ lực của người nông dân và doanh nghiệp, của cơ quan chức năng trong việc nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn.

Nhận diện thương hiệu, khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt
Hà Nội: giới thiệu sản phẩm OCOP của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
KTĐT
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động