Thừa phát lại góp phần ổn định trong xây dựng nông thôn mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Phạm Anh Dũng chụp ảnh cùng khách hàng trong một lần lập vi bằng |
Trao đổi với PV, ông Phạm Anh Dũng, nguyên Phó Trưởng Văn phòng TPL Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng khu vực nông thôn, hướng đến mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng NTM đã đạt được những thành tựu quan trọng. Người dân được tham gia thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện xây dựng NTM.
Đồng thời, người dân được hưởng thành quả lao động của mình một cách công bằng; mọi chế độ, chính sách đối với người dân đều được công khai, minh bạch. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành những chính sách hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để phát triển kinh tế, thoát nghèo; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì các quan hệ xã hội diễn ra cũng có xu hướng ngày càng đa dạng, phức tạp, phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp. Các khiếu kiện hành chính, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động xảy ra có chiều hướng tăng về số lượng, phức tạp, đa dạng hơn về nội dung.
Trong tình hình đó, các Văn phòng TPL sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu chính đáng của tổ chức, công dân, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho hệ thống ngành tòa án và Thi hành án dân sự.
Ông Dũng cho biết thêm, TPL giúp giảm thiểu được xung đột trong Nhân dân và tăng sự hiểu biết pháp luật của người dân như: Nhà mình chuẩn bị xây nhà và mời TPL đến lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà hàng xóm để làm căn cứ nếu xảy ra nứt, hỏng sẽ bồi thường. Lúc này, TPL sẽ làm theo yêu cầu của người chuẩn bị xây nhà, chứng kiến, ghi nhận khách quan sự việc.
Bên cạnh đó, một trường hợp khác là gia đình A xây nhà đã lấn chiếm vỉa hè, lối đi để vật liệu xây dựng. Gia đình hàng xóm nhắc nhở nhiều lần để lấy lối cho mọi người đi lại nhưng không được. Với trường hợp này, nếu ta lập vi bằng ghi nhận hiện trạng lấn chiếm vỉa hè, lối đi để trình bày với cơ quan chức năng thì họ không thể cãi được. Và vi bằng lúc này là chứng cứ, tháo gỡ xung đột giữa các bên, mâu thuẫn giữa hai gia đình được giải tỏa.
“Như vậy, TPL góp phần ổn định trong xây dựng NTM là người dân sống với nhau vui vẻ, thân thiện, đoàn kết cùng phát triển chứ không phải sống với nhau bằng mặt không bằng lòng. Vi bằng làm sáng tỏ, làm cho mọi người cởi mở, giải phóng cho họ tư tưởng cũng là giúp cho ban hòa giải ở địa phương thành công trong tranh chấp kéo dài”, ông Dũng chia sẻ.
Điều kiện nhận, hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại | |
Thay đổi nơi tập sự hành nghề Thừa phát lại | |
Trách nhiệm của Thừa phát lại khi hướng dẫn tập sự | |
Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại