Thứ ba 19/03/2024 10:22

Thiết kế môn Lịch sử cấp THPT có phần bắt buộc và lựa chọn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Một trong những nội dung của Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về lĩnh vực giáo dục là thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống...
Thiết kế môn Lịch sử cấp THPT có phần bắt buộc và lựa chọn
Đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử sẽ giúp học sinh học tập hiệu quả và yêu thích môn Lịch sử hơn

Nghị quyết yêu cầu, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục ĐH; triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình này; đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử;

Nghiên cứu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh; kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa.

Bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá; trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội;

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí.

Nghiên cứu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh; kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa.

Bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá; trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội;

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí.

Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc Chính phủ có chỉ đạo như thế nào về vấn đề cử tri quan tâm: Môn lịch sử là môn tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận thời gian qua. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có môn lịch sử rất cụ thể.

Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo đã quy định hết sức rõ là đảm bảo cho học sinh có trình độ THCS, có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THPT tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Nghị quyết 88 của Quốc hội, Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định rất rõ là giáo dục phổ thông 12 năm gồm 2 giai đoạn giáo dục. Trong đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp trung học 5 năm và cấp THCS 4 năm, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp cấp THPT 3 năm.

"Giáo dục cơ bản đảm bảo cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng và nêu rất rõ môn lịch sử là môn bắt buộc. THPT là giáo dục định hướng nghề nghiệp, đảm bảo cho học sinh tiếp cận nghề nghiệp chuẩn bị cho giai đoạn sau phổ thông có chất lượng" - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32 năm 2018 về giáo dục phổ thông, trong đó có môn lịch sử. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định: "Môn lịch sử được dạy ở tất cả các trường THPT, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên lịch sử hiện có. Một số ý kiến của cử tri cho rằng môn lịch sử là môn lựa chọn dẫn đến việc bỏ hoặc khai tử môn lịch sử, điều đó không đúng". Phó Thủ tướng cũng cho rằng môn lịch sử được phân theo hai giai đoạn như vậy vẫn đảm bảo được chất lượng giáo dục.

Trước các ý kiến của cử tri, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe ý kiến của cử tri, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam liên quan đến chương trình giáo dục môn lịch sử cấp THPT; tổ chức hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, đề xuất phương án phù hợp, bảo đảm việc học tập môn lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc để đảm bảo kiến thức môn lịch sử luôn được tăng cường và chú trọng.

Phản hồi của Bộ GD&ĐT về môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến quy định môn học Lịch sử là bắt buộc ở cấp THPT
Đa số cử tri, Nhân dân, nhà giáo, nhà khoa học không đồng tình môn Lịch sử là môn học lựa chọn
Chàng trai tiến bộ kinh ngạc khi học môn Lịch sử từ trào lưu nghiên cứu "cổ phục"
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động