Thứ ba 26/11/2024 06:12

Thị trường chứng khoán 11/6: VN-Index giảm điểm, khối ngoại tiếp tục bán ròng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dù mở đầu với sắc xanh, nhưng quãng thời gian còn lại, thị trường trải qua nhiều giằng co với sự bán ròng của khối ngoại phiên thứ 13 liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch 11/06, VN-Index giảm 6,26 điểm xuống còn 1.284,41 điểm; UPCoM giảm 0,67 điểm xuống còn 98,89 điểm trong khi đó HNX tăng 0,83 điểm lên mức 246,41 điểm.
Thị trường chứng khoán 11/6: VN-Index giảm điểm, khối ngoại tiếp tục bán ròng

VN-Index giảm về 1.284 điểm, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 13 phiên liên tiếp (Ảnh: NT)

Trước thời điểm Fed họp điều hành lãi suất và Mỹ công bố số liệu CPI tháng 5 vào ngày 12/06, thị trường Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày 10/06 với diễn biến tích cực. Còn tại Việt Nam, nhiều kỳ vọng đưa ra cho kịch bản chạm đến 1.300 điểm trong tháng 6.

Đêm qua, trước thời điểm Fed họp điều hành lãi suất và Mỹ công bố số liệu CPI tháng 5 vào ngày 12/06, thị trường Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày 10/06 với chỉ số S&P 500 tiến 0,26% lên 5.360,79 điểm, chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,35% lên 17.192,53 điểm. Chỉ số Dow Jones nhích 69,05 điểm (tương đương 0,18%) lên 38.868,04 điểm.

Tại thị trường Việt Nam sáng nay, chỉ số VN-Index như đang hưởng ứng sự tích cực và được nhiều chuyên gia dự báo sẽ chạm đến 1.300 điểm trong các báo cáo, nhận định triển vọng thị trường tháng 6.

Tính đến 9h30, chỉ số VN-Index tăng 2,56 điểm lên 1.293,23 điểm, đồng hành cùng là HNX tăng 0,58 điểm lên 246,15 điểm. Riêng UPCoM đang giảm 0,13 điểm còn 99,43 điểm.

Hỗ trợ tích cực cho thị trường là các cổ phiếu tài chính, bảo hiểm, sản xuất. Trong nhóm 10 cổ phiếu đóng góp tích cực cho điểm số của VN-Index, chứng kiến sự hiện diện của hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như TCB (0,97 điểm), VCB (0,69 điểm), LPB (0,36 điểm), VPB (0,29 điểm) và CTG (0,27 điểm), tương ứng đóng góp đến 5 cái tên.

Xét theo ngành, với dữ liệu từ VS-SECTOR, số lượng tăng điểm chiếm đa số với 19 ngành, trong khi chỉ có 6 ngành giảm điểm.

Trong nhóm tăng, bán buôn mạnh mẽ nhất với mức tăng 1,88%, trong đó PLX tăng 3,1%, DGW tăng 0,31% hay PET tăng 0,33% là những động lực chính. Xếp sau là tài chính khác tăng 1,66%, động lực từ IPA tăng 1,36%, OGC tăng 3,12%.

Ngược lại, ngành giảm mạnh nhất là dịch vụ tư vấn, hỗ trợ với mức giảm 0,78%, với tác động chủ yếu từ TV2 giảm 1,13%.

Sau phiên ATO tăng điểm, thị trường nhanh chóng bước vào pha điều chỉnh. Tính đến 10h30, VN-Index giảm về 1.290,67 điểm, UPCoM giảm về 99,12 điểm. HNX là trường hợp duy nhất đang tăng 0,16 điểm lên 245,74 điểm.

Sự chuyển đổi dễ thấy khi xét từng nhóm ngành. Theo VS-SECTOR, số lượng ngành giảm nhanh chóng chiếm thế áp đảo với 16 ngành, trong đó dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tiếp tục dẫn đầu về mức giảm (giảm 1,41%), xếp sau là dịch vụ lưu trú, ăn uống (giảm 1,11%). Ngược lại, số lượng ngành tăng điểm bị thu hẹp đáng kể chỉ còn lại 9, bán buôn vẫn là ngành tăng mạnh nhất (tăng 1,32%).

Các cổ phiếu “họ Vin” đều nằm trong nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, lần lượt VHM, VIC và VRE lấy đi 0,53 điểm, 0,42 điểm và 0,1 điểm.

Khối ngoại gia tăng mức bán ròng lên hơn 500 tỷ đồng. Mạnh mẽ nhất là 4 cổ phiếu lần lượt là HPG (gần 78 tỷ đồng), VHM (hơn 61 tỷ đồng), TCB (hơn 56 tỷ đồng), FPT (hơn 51 tỷ đồng). Ở chiều mua, PLX được mua nhiều nhất cũng chỉ gần 21 tỷ đồng.

Khối ngoại đang bán ròng hơn 121 tỷ đồng, tập trung mạnh nhất vào HPG gần 36 tỷ đồng và TCB gần 23 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu được mua mạnh nhất là IDC cũng chỉ hơn 1 tỷ đồng, dĩ nhiên không thể tạo sự cân bằng.

Trường hợp khối ngoại khép lại phiên 11/06 với hành động bán ròng, đây sẽ là phiên bán ròng thứ 13 liên tiếp, tạo thêm áp lực trong quá trình chinh phục ngưỡng 1.300 điểm.

Xét theo nhóm ngành, dễ thấy hàng loạt chìm trong sắc đỏ, trong đó có nhiều ngành thường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư như vận tải-kho bãi (giảm 1,48%), bất động sản (giảm 1,1%), chế biến thủy sản (giảm 0,84%), ngân hàng (giảm 0,5%), xây dựng (giảm 0,41%) hay bán lẻ (giảm 0,29%).

Với nhóm ngân hàng, mức giảm 0,5% tuy không đáng kể nhưng tác động lên thị trường lại tương đối lớn. Chỉ riêng ngành này đã đóng góp đến 4 cái tên trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, bao gồm VCB (1,1 điểm), BID (0,42 điểm), CTG (0,39 điểm) và LPB (0,34 điểm).

Dù chỉ có 6 ngành tăng điểm, nhưng cũng ghi nhận đôi chút sự tích cực khi có đến 3 ngành tăng trên 1%, bao gồm bán buôn (tăng 1,55%), chứng khoán (tăng 1,47%) và công nghệ thông tin (tăng 1,45%).

Trong nhóm tăng mạnh nhất thị trường hôm nay là bán buôn, nổi bật với PLX tăng 2,98% và PET tăng 2,65%. Đối với PET, cổ phiếu này đang thu hút sự chú ý khi sắp diễn ra ĐHĐCĐ thường niên 2024, cụ thể là vào ngày 14/06, với nhiều nội dung quan trọng dự kiến được thông qua. Trước đó, PET đã tổ chức bất thành lần 1 vào tháng 4.

Khép lại phiên sáng, cả 3 chỉ số VN-Index, HNX và UPCoM đồng loạt giảm điểm sau những phút đầu chứng kiến sự tích cực. Nhìn chung mức độ giảm vẫn tương đối nhẹ nhàng, nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối lo ngại từ dòng tiền cả nội lẫn ngoại.

Trái ngược với tâm lí có phần tích cực trong khoảng thời gian đầu ngày, thì sau khi phiên sáng khép lại, thứ màu sắc mà nhiều nhà đầu tư thấy trong danh mục lại là màu đỏ.

Theo thống kê, VN-Index giảm 5,75 điểm còn 1.284,92 điểm, HNX giảm 0,54 điểm còn 245,04 điểm và UPCoM giảm 0,62 điểm còn 98,94 điểm. Toàn thị trường có đến 425 mã đỏ, 10 mã sàn, áp đảo con số 253 mã xanh và 32 mã trần, còn lại 890 mã đứng giá.

Sắc đỏ trải rộng trên hầu hết các nhóm ngành, trong đó có đến 4 ngành giảm trên 1% là dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giảm 1,66%, nổi bật với TV2 giảm 2,07%; nông – lâm – ngư giảm 1,36%, chịu tác động bởi HAG giảm 1,43% và HNG giảm 3,77%; chế biến thủy sản giảm 1,11%, áp lực đến từ VHC giảm 1,45%, ANV giảm 1,55%, ASM giảm 2,02% hay IDI giảm 1,58%; bất động sản – ngành vốn chiếm tỷ trọng trong thanh khoản hàng ngày của thị trường cũng giảm 1,1%, trong đó không thể không nhắc đến bộ ba “họ Vin” là VHM, VIC và VRE lần lượt giảm 1,29%, 1,84% và 1,36%.

Khối ngoại ngày càng gia tăng khoảng cách giữa bán và mua, với giá trị bán đã lên đến 1.308 tỷ đồng trong khi mua vào chỉ 545 tỷ đồng, qua đó bán ròng chung cuộc gần 764 tỷ đồng. Hàng loạt “ông lớn” trên thị trường trở thành mục tiêu bán ròng, điển hình như FPT (111 tỷ đồng), VHM (104 tỷ đồng), HPG (99 tỷ đồng) hay TCB (63 tỷ đồng).

Thị trường đang gặp phải nhiều thách thức đến từ dòng tiền trong việc chạm đến ngưỡng 1.300 điểm, với việc khối ngoại bán ròng như đã nêu, bên cạnh dòng tiền nội cũng bị tác động khi NHNN hút tiền liên tục những ngày gần đây.

Về thanh khoản thị trường, sau phiên sáng không có nhiều thay đổi so với ngày đầu tuần, nhưng đến phiên chiều lại có sự gia tăng cùng với pha giảm điểm của thị trường.

Giao dịch khối ngoại vẫn là vấn đề vốn đã quá “nhức nhối” trong thời gian vừa qua. Sau 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận giá trị bán ròng vượt cả năm 2023, thì sang đến tháng 6, diễn biến bán ròng vẫn tiếp diễn, thậm chí chưa ghi nhận phiên mua ròng nào.

Trong phiên 11/06, khối ngoại bán ròng đến 1.881 tỷ đồng, cao nhất 8 phiên và là phiên bán ròng thứ 13 liên tiếp. Cổ phiếu FPT dù đứng đầu về số điểm tăng đóng góp vào VN-Index (0,8 điểm), nhưng lại dẫn đầu về bán ròng toàn thị trường với giá trị 248 tỷ đồng. Ngoài FPT, còn có 2 cổ phiếu khác cũng bị bán ròng trên 200 tỷ đồng là HPG (204 tỷ đồng) và VHM (202 tỷ đồng). Ngược lại, các cổ phiếu được mua ròng không đủ tạo sự cân bằng, mạnh nhất cũng chỉ hơn 70 tỷ đồng tại PLX.

Tính đến thời điểm 14h, VN-Index tiếp tục giảm về 1.281,89 điểm, tương ứng giảm 8,78 điểm, trong khi đó HNX cũng giảm 0,74 điểm về còn 244,8 điểm và UPCoM giảm 0,88 điểm về 98,68 điểm. Trong khoảng thời gian còn lại của ngày, tâm lí chung là theo dõi phản ứng của chỉ số VN-Index tại ngưỡng 1.280 điểm.

Cùng với diễn biến giảm điểm, rủi ro lớn hơn khi thanh khoản thị trường có diễn biến tăng, sau khi trải qua phiên sáng không quá khác biệt với ngày hôm qua.

Trên đà tăng lên của thanh khoản, giá trị bán ròng của khối ngoại lại được nới rộng, hơn 1.371 tỷ đồng. Đáng chú ý, có đến 3 cổ phiếu đang bị bán ròng trên 100 tỷ đồng là FPT (gần 209 tỷ đồng), VHM (hơn 170 tỷ đồng) và HPG (trên 137 tỷ đồng). Trong khi đó, phía mua ròng lại không đáng kể. Khả năng cao khối ngoại lại sẽ có phiên bán ròng thứ 13 liên tiếp.

Trước nhiều sức ép, hiện tại trên thị trường chỉ còn 3 ngành giữ được sắc xanh là bán buôn (tăng 1,37%), chứng khoán (tăng 0,48%) và công nghệ thông tin (tăng 0,21%), đa phần trong số đó là các cổ phiếu vốn hóa lớn, đang đóng vai trò trụ đỡ giúp thị trường không giảm thêm điểm. Phần còn lại là sự chi phối của sắc đỏ với 23 ngành giảm, trong đó 9 ngành giảm trên 1%.

Dù mở đầu với sắc xanh, nhưng thị trường lại trải qua quãng thời gian còn lại hết sức khó khăn. Kết thúc phiên giao dịch 11/06, VN-Index giảm 6.26 điểm xuống còn 1,284.41 điểm; Khối lượng giao dịch đạt hơn 993.343 triệu đơn vị, tương ứng hơn 25,4 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 146 mã tăng giá, 63 mã tham chiếu và 301 mã giảm giá.

Rổ VN30 giảm 2,8 điểm, ở mức 1.308,3 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 299.198 triệu đơn vị, tương ứng hơn 10,2 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 8 mã tăng, 1 mã đứng giá và 21 mã giảm.

HNX-Index tăng 0,83 điểm, lên mức 246,41 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 97.798 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 77 mã tăng giá, 55 mã đứng giá và 101 mã giảm giá.

UPCoM giảm 0,61 điểm xuống còn 98,95 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 74.705 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,2 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 140 mã tăng giá, 86 mã đứng giá và 148 mã giảm giá.

Thị trường chứng khoán 10/6: khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn duy trì sắc xanh
Trong tháng 5/2024, nhà đầu tư trong nước mở mới 132.010 tài khoản
Thị trường chứng khoán 7/6: Dòng tiền suy yếu, VN-Index thu hẹp đà tăng
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động