Tháo gỡ khó khăn cho ngành Công Thương địa phương
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuang cảnh tại Hội nghị. |
Nhiều địa phương tăng trưởng thấp
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong quý đầu năm, tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu nhanh hơn dự kiến, tổng cầu từ nước ngoài suy giảm mạnh khiến đơn hàng sụt giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp. Tính trong quý I, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,4%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%; ngành khai khoáng giảm 4,5%. Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ còn nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, theo ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương, một số chính sách kích cầu đầu tư công và hỗ trợ DN của Nhà nước phát huy tác dụng trong việc phục hồi các hoạt động sản xuất; số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong 3 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp dù có giảm nhưng xu hướng tăng dần qua các tháng; nhập khẩu nguyên phụ liệu có dấu hiệu tăng… là những yếu tố dự báo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu của các địa phương, trong quý I/2023 đã đạt được những kết quả quả đáng khích lệ, đóng góp vào phát triển chung của ngành Công Thương. Tuy nhiên, ngành Công Thương các địa phương vẫn còn một số hạn chế, như: Mức tăng trưởng các chỉ tiêu thấp hơn so với kế hoạch và cùng kỳ; nhiều địa phương tăng trưởng thấp (thậm chí tăng trưởng dưới 1%) do DN thiếu đơn hàng, đầu ra sản phẩm khó khăn; ít dự án đầu tư mới được triển khai; các dự án chuyển tiếp thì chậm tiến độ…
Rà soát, tháo gỡ những khó khăn với từng DN
Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2023 - một trong những năm động lực thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cơ bản nhất trí nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong báo cáo và ý kiến phát biểu của các địa phương, hiệp hội ngành nghề, DN tại hội nghị. Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các Sở Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương quan tâm triển khai một số nội dung như:
Cần tiếp tục làm tốt công tác quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, tổ chức thực hiện một cách quyết liệt các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các bộ, ngành, của cấp ủy, chính quyền các địa phương. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để hệ thống chính trị, người dân hiểu được bối cảnh, tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới tác động rất nhanh đến kinh tế trong nước, để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Khẩn trương hoàn thiện các đề án, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại của mỗi địa phương để kịp thời tích hợp trong quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch TP làm cơ sở quan trọng cho việc triển khai các dự án lớn của địa phương, của ngành trên địa bàn. Tập trung rà soát, tháo gỡ thực chất những khó khăn, vướng mắc đối với từng DN, từng dự án, nhất là những dự án lớn trên địa bàn và những dự án có vai trò tạo “cú huých” về tăng trưởng, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, giải quyết được việc làm cho người lao động địa phương…
Đề nghị các địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bất động sản và cắt giảm đầu tư công trên địa bàn để tạo động lực, dư địa để các ngành, các lĩnh vực liên quan phát triển (vật liệu, cơ khí chế tạo, thương mại, dịch vụ ....). Đồng thời, quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Đề án xuất khẩu chính ngạch (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) để khai mở rộng và tận dụng các thị trường cho hàng hóa của địa phương.
Mặt khác, tập trung chấn chỉnh kỷ cương trong chỉ đạo điều hành, ý thức chấp hành, khắc phục tâm lý e ngại trong cơ quan liên quan, có cơ chế bảo vệ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác nhiệm vụ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát uốn nắn kịp thời trong quá trình thực thi nhiệm vụ…
Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, Thủ đô đang tập trung thực hiện theo cam kết của hội nghị COP26 về cắt giảm khí CO2, do đó TP đã xây dựng lộ trình thực hiện các quy định theo cam kết này. Dự kiến đến năm 2034, Hà Nội sẽ chuyển toàn bộ hệ thống xe bus sang sử dụng năng lượng tái tạo, còn với taxi, TP cũng vận động, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện việc chuyển đổi, song để thực hiện thành công, TP rất cần hạ tầng cho các lĩnh vực trên. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại