Thành công giữ lại quả thận duy nhất của cô gái trẻ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác bác sĩ thực hiện thủ thuật can thiệp nút mạch cầm máu cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC |
Theo đó, bệnh nhân C.T.T.T (23 tuổi, ở Tam Nông, Phú Thọ) có tiền sử phẫu thuật cắt thận trái từ khi mới hơn 10 tuổi, bệnh nhân chỉ còn một quả thận phải duy nhất.
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng đau bụng bên phải. Qua thăm khám, chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ phát hiện rất nhiều khối u mạch cơ mỡ ở thận phải, các khối u kích thước từ nhỏ vài mm đến rất lớn hàng chục cm và có chảy máu từ khối u ở cực trên thận.
Sau khi hội chẩn giữa các chuyên khoa: Ngoại Tiết niệu, Điện quang can thiệp, các bác sĩ thống nhất điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp can thiệp nút mạch cầm máu và nút mạch các khối u khác có nguy cơ chảy máu.
Sau khoảng 1 giờ được thực hiện thủ thuật, tổn thương chảy máu ở khối u cực trên thận đã được nút kín hoàn toàn, kèm theo đó các bác sĩ thực hiện nút mạch một số khối u lớn khác có nguy cơ chảy máu về sau. Sau can thiệp 5 ngày, bệnh nhân dần hồi phục và được xuất viện.
Theo TS.BS Trần Quang Lục, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, U mạch cơ mỡ thận (Renal Angiomyolipomas) là loại u lành tính khá thường gặp. Tuy nhiên, có rất nhiều u mạch cơ mỡ của thận như trường hợp của bệnh nhân T thì lại rất hiếm.
Đặc biệt, ca bệnh này bệnh nhân chỉ còn duy nhất một quả thận, nên phương pháp điều trị cũng phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, làm sao để đạt hiệu quả và tránh ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Vì vậy, phương pháp nút mạch cầm máu và nút cả các khối u khác của thận có nguy cơ chảy máu là phương pháp tối ưu nhất để đạt mục tiêu. Nếu không nút mạch thì chắc chắn phải điều trị ngoại khoa cắt thận, như vậy người bệnh sẽ phải chạy thận chu kỳ suốt đời.
Tổn thương thận và suy gan cấp sau khi đi chơi ở thác nước | |
Tiêu chảy cấp, trẻ 1 tuổi biến chứng suy thận, suy tim |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại