Thứ ba 19/03/2024 17:15

Tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Nghiêm Thị Phương Chi - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, phát huy những kết quả đạt được trong công tác hòa giải cơ sở những năm qua, ngay từ đầu năm 2023, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hòa giải cơ sở, UBND xã Tam Hiệp đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện.
Mạng lưới tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn xã Tam Hiệp được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy đầy đủ vai trò của công tác hòa giải cơ sở.(ảnh: Văn Biên)
Mạng lưới tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn xã Tam Hiệp được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy đầy đủ vai trò của công tác hòa giải cơ sở. Ảnh: Văn Biên

Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư

Theo số liệu báo cáo của UBND xã Tam Hiệp, hiện nay, xã có 11 tổ hòa giải, với tổng số 67 hòa giải viên. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ hòa giải viên được quan tâm. Các hòa giải viên được tham gia các buổi tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng về nghiệp vụ hòa giải do UBND huyện Thanh Trì tổ chức.

Trong những năm qua công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn xã Tam Hiệp đã góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội.

Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp Nghiêm Thị Phương Chi cho biết, trong cuộc sống hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, quan điểm, nhận thức, lối sống, tính cách, kinh nghiệm… nên việc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều tất yếu, không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn, tranh chấp này nếu không được giải quyết kịp thời, triệt để thì “chuyện bé xé ra to”, từ tranh chấp thuần túy dân sự có thể bùng phát nghiêm trọng thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, có thể nói đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả. Bởi hòa giải thành sẽ hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư. Do đó, hòa giải ở cơ sở là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội đoàn kết, hòa hợp, đồng thuận, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, tạo tiền đề cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Vì lẽ đó hòa giải ở cơ sở không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà còn là một phương thức phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực, nhằm giữ gìn, duy trì đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư.

Theo bà Nghiêm Thị Phương Chi, thời gian qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở tại xã Tam Hiệp đã thực sự thu hút được các nguồn lực xã hội cùng tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả của PBGDPL, hình thành cho mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, văn minh, gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng tiến bộ.

“Những năm qua, đặc biệt trong năm 2022, những kết quả trong công tác hòa giải cơ sở của xã Tam Hiệp đạt được là rất đáng mừng”, bà Phương Chi nhấn mạnh.

Bà Nghiêm Thị Phương Chi, Phó  Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp nhấn mạnh: “Làm tốt công tác hòa giải cơ sở là góp phần xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư.(ảnh: Văn Biên)
Theo bà Nghiêm Thị Phương Chi - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, làm tốt công tác hòa giải cơ sở là góp phần xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư. Ảnh: Văn Biên

Tiếp tục nâng cao chất lượng hòa giải cơ sở

Bà Nghiêm Thị Phương Chi cho biết, năm 2023, thực hiện Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 18/01/2023 của UBND huyện Thanh Trì về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở (Chỉ thị số 15-CT/TU). Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hòa giải cơ sở, ngay từ đầu năm, UBND xã Tam Hiệp đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện.

Theo đó, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là ở cơ sở và địa bàn dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên đại bàn xã.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác hòa giải. Đẩy mạnh, làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn xã.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới và nhiệm vụ chính trị của xã.

Tuyên truyền, vận động nhân dân tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa giải, sử dụng hiệu quả hương ước, quy ước trong công tác hòa giải, tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Xây dựng đội ngũ hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo bà Nghiêm Thị Phương Chi, trên cơ sở rà soát, đánh giá, tiến hành bổ sung, thay thế hòa giải viên đối với những tổ hòa giải còn thiếu hòa giải viên hoặc có hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở.

Thu hút nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia, khuyến khích người có uy tín, có kiến thức, am hiểu về pháp luật, xã hội và có kỹ năng hòa giải tham gia Tổ hòa giải. Xây dựng, nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” ở các địa bàn dân cư, gắn xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với các tổ chức tự quản tại cộng đồng dân cư, phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Tăng mức thù lao cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở Tăng mức thù lao cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
Phát huy vai trò của cơ quan Tư pháp trong hòa giải ở cơ sở Phát huy vai trò của cơ quan Tư pháp trong hòa giải ở cơ sở
Hà Nội: Nâng cao trách nhiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở Hà Nội: Nâng cao trách nhiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở
Hà Nội tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền công tác hòa giải ở cơ sở Hà Nội tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền công tác hòa giải ở cơ sở
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động