Thứ sáu 08/11/2024 07:24
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu lực hoạt động?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các đại biểu đã thống nhất với quy định tăng số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội và tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu lực hoạt động, bảo đảm khả năng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho TP.
Tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu lực hoạt động?
Đại biểu Đỗ Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại hội trường. Ảnh: Quốc hội.

Thống nhất tăng số lượng đại biểu HĐND

Ngày 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Đỗ Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh thống nhất với quy định về tăng số lượng đại biểu HĐND TP, đại biểu chuyên trách, Phó Chủ tịch HĐND TP như quy định Điều 9 của dự thảo luật. Bởi, TP Hà Nội là đơn vị hành chính đặc biệt, HĐND ngoài việc phải thực hiện các quyết định vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Hiện nay, HĐND cấp tỉnh đã và đang được phân cấp thẩm quyền quyết định nhiều vấn đề; phải ban hành nhiều nghị quyết về cơ chế, chính sách và theo dự thảo của Luật Thủ đô, HĐND tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp, thẩm quyền thực hiện thêm các nhiệm vụ khối lượng công việc tăng lên nhiều. Do đó, cần phải bảo đảm về bộ máy nhân lực và tài chính để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Về phân cấp cho Thường trực HĐND tại khoản 4 Điều 9, đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung quy định tại dự thảo luật; đề nghị cần tiếp tục rà soát và cân nhắc thêm các nội dung: Việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của TP và cho phép cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức của Thủ đô không vượt quá 0,8 lần so với mức lương cơ bản.

Đại biểu đề nghị quy định phù hợp với Nghị quyết 27 của Trung ương về lộ trình cải cách tiền lương, nghị quyết của Quốc hội về sử dụng nguồn cải cách tiền lương và thời hạn thực hiện chính sách tiền lương đặc thù tại các tỉnh, thành phố theo quy định chung. Đại biểu cho rằng, hiện nay chính sách cải cách tiền lương đang xây dựng nên cần có chính sách đặc thù cho Thủ đô Hà Nội được thực hiện ngay trong quá trình xây dựng chính sách này, để bảo đảm tính thống nhất và phù hợp.

Về quyết định sử dụng ngân sách TP hỗ trợ cho địa phương khác trong nước, nước khác trong trường hợp cần thiết, đại biểu đề nghị cần có quy định Thường trực HĐND được quyết định mức hỗ trợ tối đa phù hợp do HĐND TP quyết định.

Về quyết định chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách mới hoặc cao hơn của Trung ương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, đại biểu cho rằng, trường hợp này cần thông qua HĐND, bảo đảm tính đại diện của Hội đồng quyết định các vấn đề cơ chế chính sách mới, không phân cấp cho Thường trực HĐND.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định trong dự thảo luật chính quyền TP phân cấp cho chính quyền cấp dưới, hoặc cơ quan Nhà nước cấp dưới thẩm quyền quyết định về việc thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, khả năng năng lực thực hiện, nhằm giảm các cây áp lực công việc cho chính quyền của TP và giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân tổ chức và doanh nghiệp.

Tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu lực hoạt động?
Đại biểu Trần Quốc Quân - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An ủng hộ việc củng cố nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND. Ảnh: Quốc hội.

Tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Quốc Quân - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An ủng hộ việc củng cố nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND, bảo đảm khả năng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho thành phố. Đại biểu kiến nghị ban soạn thảo nên nghiên cứu việc đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên tương ứng so với trong dự thảo, trong báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật cũng nêu các ban của HĐND TP có các trưởng ban, phó ban và các thành viên nhưng phần lớn hoạt động là kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian, chưa tâm quyết cho hoạt động của đại biểu HĐND, chưa tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri.

Do đó, đại biểu đề nghị việc tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách sẽ có nhiều thuận lợi để cho đại biểu có toàn thời gian nghiên cứu tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến đề xuất các chính sách và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ cho nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả.

Về cơ cấu của Thường trực HĐND TP, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần có sự cân nhắc, đánh giá một cách toàn diện, bởi quy định như dự thảo sẽ khó cho công tác bố trí công cán bộ.

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu làm rõ hơn các quy định liên kết vùng Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu làm rõ hơn các quy định liên kết vùng

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh cả những hoạt động kinh ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động