Ảnh
Tái hiện đám cưới của người Hà Nội xưa trên phố đi bộ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 25/3, trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023, lễ tái hiện đám cưới của người Hà Nội xưa trở thành một điểm nhấn về văn hoá truyền thống với du khách khi tới lễ hội.
|
Chiều 25/3, chương trình tái hiện đám cưới xưa của người Hà Nội được tổ chức tại không gian phố đi bộ Hồ Gươm. |
|
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023. |
|
Đại diện BTC cho biết, chương trình được thực hiện nhằm tái hiện lại một nét văn hoá xưa của người Hà Nội và giới thiệu tới du khách khi tới trải nghiệm Lễ hội Du lịch. Đây là đám cưới những năm 80-90 của thế kỷ trước. |
|
Lễ cưới đặc biệt thu hút sự chú ý của hàng nghìn du khách tới không gian phố đi bộ trong buổi chiều 25/3. |
|
Theo lệ xưa, gia đình khá giả tại Hà Nội khi tổ chức đám cưới, nhà trai sẽ chuẩn bị 9 tráp và lễ cưới được tổ chức qua 6 nghi lễ nhỏ. Tuy nhiên, theo sự thay đổi của xã hội, ngày nay đám cưới chỉ còn gói gọn trong những lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi và xin dâu. |
|
Nhà gái với tạo hình đặc trưng của các cô gái những năm 80-90 với tóc tết bím 2 bên. Tuy nhiên, trang phục chưa thực sự chuẩn khi đây là những bộ áo dài cách tân, chỉ có hoạ tiết có một chút hơi hướng cổ điển. |
|
Nhà trai rước dâu bằng xích lô là một hình thức phổ biến của đám cưới xưa khi mà khoảng cách gần và chưa có điều kiện để đón dâu bằng ô tô hay xe máy. |
|
Đến nay, vẫn còn nhiều gia đình tổ chức đám cưới sử dụng xích lô trong lễ xin dâu như một cách gìn giữ văn hoá. |
|
Đoàn nhà trai với tráp trầu cau đi trước. |
|
9 tráp của lễ ăn hỏi và xin dâu. Theo quan niệm xưa, tuỳ theo gia cảnh mà chú rể sẽ chuẩn bị 5,7 hay 9 tráp để cho lễ ăn hỏi. |
|
Bối cảnh một gian nhà Hà Nội xưa với tường vàng và cửa xanh cùng với bình hoa huệ. |
|
Gia đình hai bên trao đổi, nói chuyện trước khi vào lễ xin dâu. |
|
Theo đại diện BTC, chương trình vốn mong muốn tái hiện đầy đủ cả 6 nghi lễ, nhưng do hạn chế về thời gian nên đã tổ chức gói gọn nhưng vẫn đầy đủ từng phần trong 6 lễ để mang đến cái nhìn tổng quan nhất về một đám cưới xưa. |
|
Trong đám cưới xưa của người Hà Nội, nhân vật không thể thiếu là bà mối. Theo quan niệm xưa, chàng trai nếu muốn tìm hiểu cô gái thì bắt buộc phải tìm tới bà mối để đánh tiếng. Sau đó, tuỳ theo sự đồng thuận mà chàng trai lúc ấy mới được xin phép đón cô gái đi chơi. Nếu không có bà mối mà tự ý làm quen nhau thì gia đình sẽ bị đánh giá là không gia giáo. |
|
Tuy nhiên, quan niệm này nay không còn phù hợp. Ngày nay, việc yêu đương được cởi mở hơn và các quan niệm xưa cũ cũng đã bị bỏ đi. Trai gái được tự do tìm hiểu nhau trước rồi tới lễ dạm ngõ. |
|
Hình ảnh điển hình của một cô dâu những năm 80 của thế kỷ trước với áo cưới là áo dài cách điệu, khăn voan cùng với bó hoa lay ơn. Tuy nhiên, điểm trừ là trang phục của chú rể chưa thực sự chuẩn. Áo sơmi slimfit cùng với quần ống nhỏ được coi là không phù hợp với thời điểm. Theo đó, những bộ trang phục chú rể ngày đó ống quần thường rộng và dài hơn, áo sơ mi cũng rộng chứ không ôm sát người. |
|
Gia đình hai bên chúc phúc cho đôi trẻ trong ngày cưới. |
|
Sau khi uống trà giao bôi, chú rể cùng gia đình nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà, kết thúc lễ xin dâu. |
|
Đoàn rước râu bằng xích lô nổi bật trên phố đi bộ. |
|
Cô dâu chú rể rạng rỡ hạnh phúc trong ngày chung đôi. |
|
Hoa huệ trắng cũng là loài hoa thường xuất hiện trong nhà người Hà Nội xưa mỗi mùa cưới tháng 3, tháng 4. |
|
Đây là một điểm nhấn trong lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023. |
Khánh Huy