Hầu tòa vì đánh bạn do mẫu thuẫn trên mạng xã hội
Tòa án Nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội, vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 4 bị cáo trong vụ án bắt giữ người trái pháp luật.
Mất tình xóm giềng từ việc xây dựng ống thoát nước thải
“Mỗi khi chứng kiến cảnh bà con lối phố cãi vã vì tranh chấp đất đai, tranh chấp trong chia thừa kế, hôn nhân rạn nứt, tệ nạn xã hội hay mâu thuẫn ngay từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống khiến tôi không khỏi trăn trở, tự nhủ lòng mình cần phải cố gắng dốc sức hơn nữa trong công việc đem niềm vui đến với mỗi gia đình, giữ bình yên cho phố phường” – ông Nguyễn Văn Hoà, Tổ trưởng tổ dân phố kiêm Tổ trưởng tổ hoà giải tổ dân phố Chiến Thắng (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
“Hòa giải viên cần phải có sự chân thành - nghĩa tình trong cuộc sống, sự khéo léo - linh động trong công việc”
Đó là một trong những kinh nghiệm để hóa giải mâu thuẫn được ông Trần Công Duyên (76 tuổi) – Bí thư Chi bộ kiêm Tổ phó Tổ hòa giải Tổ dân phố 14 phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội) đúc kết trong gần 10 năm tham gia công tác hòa giải cơ sở.
Cái bắt tay của hai ông chủ nhà...
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL nên trên địa bàn phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội không phát sinh các vụ mâu thuẫn lớn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn nảy sinh một vài mâu thuẫn nhỏ trong cộng đồng dân cư. Câu chuyện dưới đây được ông Nguyễn Văn Hòa (Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ hòa giải Tổ dân phố 3) chia sẻ với phóng viên PL&XH là một trong những thí dụ.
Người cán bộ hòa giải được mến yêu, nể trọng
Ở tổ dân phố 13 phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội không ai là không biết đến bà Hoàng Thị Minh, Tổ phó tổ hòa giải 13. Bà Minh là cán bộ hòa giải có uy tín, được mọi người yêu mến, nể trọng.
Chỉ vì ghen tuông mù quáng…
Hơn 15 năm gắn với “nghề” hòa giải, cùng tấm lòng nhiệt huyết, ông Đặng Đình Kích (Tổ trưởng Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) đã hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn. Câu chuyện hòa giải thành dưới đây được ông Đặng Đình Kích kể với phóng viên PL&XH là một trong những vụ mà ông ấn tượng nhất.
Rạn nứt hôn nhân chỉ vì sinh con một bề
Từng có kinh nghiệm 18 năm trong công tác hòa giải tại địa phương, câu chuyện của vợ chồng anh Minh, chị Anh (thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đối với hòa giải viên Trương Thị Thái (SN 1962) không phải là một “ca” quá khó. Nguyên nhân
Nữ cán bộ hoà giải dùng sự chân thành để hóa giải mâu thuẫn
TP Hà Nội hiện nay có khoảng trên 35 nghìn hòa giải viên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã có không ít hòa giải viên tiêu biểu, với uy tín và kinh nghiệm của mình, họ đã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng dân cư. Bà Vũ Thị Tiến (58 tuổi), Tổ trưởng tổ hòa giải số 2 (thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một điển hình.
Quận Ba Đình: Công tác hòa giải đã xử lý sớm, dứt điểm các mâu thuẫn phát sinh tại cơ sở
Theo đánh giá từ đầu năm 2022 đến nay, tỷ lệ hòa giải thành tại quận Ba Đình, Hà Nội đạt từ 90% trở lên, đảm bảo không để xảy ra vụ việc phải xử lý hình sự, vụ việc mâu thuẫn phát sinh thành điểm nóng ở địa phương.
Bí thư chi bộ hóa giải mâu thuẫn, gắn kết tình cảm trong Nhân dân
Là một bệnh binh năm nay đã gần 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Lân vẫn hăng say với công tác xã hội, làm tốt vai trò Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Quang Húc, xã Đông Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đặc biệt, ông Lân luôn nỗ lực trong công tác hòa giải, nhiều năm qua, nhờ có ông góp sức mà Quang Húc luôn bình yên và ngày càng phát triển.
4 cơ hội lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật
Với 4 cơ hội lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp khi tiến hành hòa giải cho những người đang có tranh chấp, mâu thuẫn, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân thường đạt hiệu quả cao hơn…