Thứ tư 18/09/2024 05:48

Tác hại của thói quen đi giày cao gót không phải ai cũng biết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những đôi giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của phái đẹp. Tuy nhiên, thường xuyên đi giày cao gót có nguy cơ dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe về cơ xương khớp. Dưới đây là những tác hại của thói quen đi giày cao gót không phải ai cũng biết.
Giày Cao Gót Ảnh Hưởng Đến Cơ Thể Như Thế Nào?
Đi giày cao gót có nguy cơ dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe về cơ xương khớp, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Theo các chuyên gia, đi giày cao gót còn tệ hơn là sống chung với bệnh viêm khớp. Điều này nghe có vẻ hơi cực đoan, nhưng thực tế là đi giày cao gót gây ra nhiều tác hại hơn bạn nghĩ. Đây là cách giày cao gót ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn và tại sao bạn nên hạn chế đi giày cao gót:

Mắt cá chân

Khớp mắt cá chân chịu trọng lượng tối đa của cơ thể chúng ta và dễ bị hao mòn. Giày cao gót làm tăng áp lực lên mắt cá chân tới 23%, do đó làm tăng tốc độ hao mòn của chúng. Sụn ​​ở mắt cá chân mòn nhanh hơn do trọng lượng dồn lên mắt cá chân và khiến chúng ta dễ bị viêm khớp hơn.

Bên cạnh đó, nỗ lực giữ thăng bằng khi đi giày cao gót sẽ vô tình tạo áp lực đè nặng lên mắt cá chân bằng cách giới hạn sức mạnh cũng như chuyển động của các khớp tại mắt cá. Vỡ mắt cá chân có thể được xem là hệ lụy thường thấy do tác hại của giày cao gót gây nên.

Tư thế

Giày cao gót khiến bàn chân của người mang gập lại và tạo thành tư thế dốc xuống. Điều này làm cho trọng tâm cơ thể hạ thấp và nghiêng về phía trước để giữ thăng bằng. Khi đó, nửa thân trên sẽ cần ngả ra phía sau làm đối trọng, hình thành tư thế cứng đờ, không tự nhiên.

Việc di chuyển với tư thế này không chỉ tạo thêm áp lực cho bàn chân mà còn hình thành gánh nặng cho cả đầu gối, cơ bắp chân, hông và lưng. Duy trì tư thế mất cân đối như vậy lâu ngày có thể gây tổn thương những bộ phận này.

Gót giày càng cao, càng nhọn, tư thế đứng cũng như dáng đi của người mang càng bị biến dạng.

Lưng

Cột sống được tạo thành từ các đốt sống liên kết cho phép chúng ta uốn lưng và vặn mình. Đi giày cao gót sẽ chèn ép các đốt sống lưng dưới, làm căng cơ lưng, khiến lưng chúng ta không thẳng lưng. Tư thế bất thường nhằm giữ thăng bằng khi mang giày cao gót có thể làm giảm độ cong ở cột sống vùng thắt lưng; và tăng độ cong của các đốt sống ngực, tạo điều kiện phát triển thành gù cột sống.

Theo bác sĩ, người có thói quen đi giày cao gót còn có nguy cơ đối mặt với chứng đau lưng mãn tính cao hơn những người khác.

Gân Achilles

Gân Achilles nối giữa gót chân và bắp chân. Khi sử dụng giày cao gót thường xuyên, dải gân này có thể co rút lại khiến các mô cơ liên kết với xương gót chân bị kéo căng. Nếu tiếp tục kéo dài, tình trạng trên sẽ phát triển thành viêm gân Achilles.

Bàn chân

Giày cao gót khiến bạn trông cao hơn với đôi chân quyến rũ, nhưng chúng sẽ uốn cong các ngón chân và bàn chân của bạn ở vị trí bất thường và không tự nhiên, chuyển toàn bộ trọng lượng cơ thể và căng thẳng lên bàn chân.

Điều này không chỉ gây đau mà còn có nguy cơ kéo theo một số biến chứng phức tạp như biến dạng ngón chân cái hoặc u thần kinh. Trong một số trường hợp, gót chân phì đại cũng có nguy cơ cao phát sinh.

Ngoài ra, khi nói về tác hại của giày cao gót, bạn không thể không nhắc đến tình trạng co thắt gân và dây chằng nâng đỡ vòm bàn chân gây viêm cân gan chân.

Do đó, nếu không thể từ bỏ món phụ kiện này, bạn cũng không nên đi giày cao gót hàng ngày nhé!

Vì sao chúng ta không nên nhổ tóc bạc?
5 đồ uống buổi sáng giúp đánh bay mỡ bụng
HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động