Số ca nhiễm Covid-19 vượt mốc trên 6.000 trường hợp trong ngày 22-7
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTính từ 6g đến 18g ngày 22-7 Việt Nam có có 3.227 ca mắc mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 3.199 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (1.785), Bình Dương (615), Đồng Nai (157), Long An (199), Đồng Tháp (117), Bà Rịa - Vũng Tàu (63), Hà Nội (48), Cần Thơ (42), Bến Tre (37), Tiền Giang (27), Bình Thuận (26), Phú Yên (21), Trà Vinh (9), Sóc Trăng (8 ), Bắc Ninh (7), Hậu Giang (7), Đắk Lắk (6), Khánh Hòa (5), Quảng Nam (5), Bình Định (4), Vĩnh Phúc (2), Đắk Nông (2), Hưng Yên (2), Kon Tum (1), Lào Cai (1), Kiên Giang (1), Quảng Ngãi (1), Hà Tĩnh (1) trong đó có 819 ca trong cộng đồng.
Trong ngày 22-7 có 6.194 ca mắc mới, trong đó 30 ca nhập cảnh và 6.164 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4.218), Bình Dương (679), Long An 432), Đồng Nai (210), Đồng Tháp (117), Tiền Giang (68), Bến Tre (65), Bà Rịa-Vũng Tàu (63), Hà Nội (50), Cần Thơ (45), Vĩnh Long (38), Đà Nẵng (27), Bình Thuận (26), Phú Yên (21), An Giang (15), Hậu Giang (12), Kiên Giang (11), Trà Vinh (9), Sóc Trăng (8), Bắc Ninh (7), Đắk Lắk (6), Bình Phước (5), Khánh Hòa (5), Quảng Nam (5), Bình Định (4), Hải Phòng (3), Sơn La (2), Quảng Bình (2), Vịnh Phúc (2), Đắk Nông (2), Hưng Yên (2), Huế (1), Kon Tum (1), Lào Cai (1), Quảng Ngãi (1), Hà Tĩnh (1) trong đó có 1.000 ca trong cộng đồng.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam riêng trong đợt dịch thứ 4 đến nay là hơn 70 nghìn ca |
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27-4 đến nay là 70.672 ca, trong đó có 10.647 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 9/61 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
Về tình hình điều trị:
- 1.450 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 22-7.
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 13.421 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 129 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.367.939 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.042.984 liều, tiêm mũi 2 là 324.955 liều.
Hơn 2.000 thiết bị y tế được chuyến đến kho dã chiến tại TP Hồ Chí Minh Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17-7-2021, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Kho dã chiến tại Bệnh viện Chợ Rẫy để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, trong đó sẽ tập kết khoảng 2.000 máy thở các loại và giao Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh quản lý, cấp phát cho các đơn vị, địa phương. Ngay sau đó, Bộ Y tế đã chuyển đến kho trang thiết bị này 399 máy thở các loại (trong đó có 299 máy thở chức năng cao, máy xâm nhập và không xâm nhập để điều trị cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch). Một doanh nghiệp đã chuyển 800 máy thở do Tập đoàn sản xuất để hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh. Bộ Y tế sẽ tiếp tục điều chuyển và hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam từ nguồn một số doanh nghiệp đã cam kết tài trợ khi nhận được hàng để bảo đảm 2.000 máy thở các loại tăng cường cho TP và các tỉnh phía Nam. Cùng đó, Bộ Y tế đã chuyển 3 hệ thống ECMO (2 cho TP Hồ Chí Minh và 1 cho Đồng Nai); 32 máy lọc máu liên tục; 113 máy theo dõi bệnh nhân, 290 máy tạo ô xy, 221 bơm tiêm điện, 160 máy truyền dịch, 13 máy phun khử khuẩn đến kho dự trữ này. Ngoài số trang thiết bị trên, Bộ Y tế cũng đã chuyển 60 hệ thống thở ô xy dòng cao đến kho dự trữ này. Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ cấp tiếp 500 hệ thống do một số doanh nghiệp đã cam kết tài trợ; tổng cộng 560 hệ thống. Về vật tư y tế trong kho dã chiến sẵn sàng cho công tác chống dịch đến nay có 125.000 khẩu trang N95; 14.500 bộ quần áo chống dịch các loại; 12.000.000 khẩu trang y tế. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục điều chuyển một số vật tư, trang thiết bị điều trị cho các tỉnh, thành phía Nam trên cơ sở đề xuất, đề nghị của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để đảm bảo trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế đã lên phương án đàm phán trực tiếp để mua test từ các nhà sản xuất nước ngoài và thúc đẩy sản xuất trong nước. Đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính… đàm phán mua máy móc phục vụ điều trị và hồi sức cho bệnh nhân Covid-19. “Dù vận động viện được trợ kit test, nhưng nhu cầu thực tế để chống dịch còn rất cao. Bộ Y tế đã lên phương án đàm phán trực tiếp để mua test và máy móc, thiết bị y tế từ các nhà sản xuất nước ngoài, đồng thời tăng cường sản xuất trong nước. Các sinh phẩm xét nghiệm sẽ ngay lập tức được chuyển về các vùng có dịch một cách công khai minh bạch”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói. Cùng đó, để đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hiếm vật tư, thiết bị y tế, đặc biệt là oxy y tế, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh và các bệnh viện triển khai mọi giải pháp không để thiếu oxy, khí y tế cho điều trị Covid-19. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại