Thứ hai 23/12/2024 13:52

Hậu quả nghiêm trọng từ việc tự chế pháo nổ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp tai nạn nghiêm trọng liên quan đến pháo nổ tự chế, đặc biệt ở trẻ em trong độ tuổi từ 12-16. Đây là vấn đề đáng báo động khi chỉ vì tò mò, các em đã tự ý chế tạo và sử dụng pháo, dẫn đến những hậu quả đau lòng không chỉ về thể chất mà còn ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của các em.
Hậu quả nghiêm trọng từ việc tự chế pháo nổ
Bác sĩ kiểm tra tình trạng cho bệnh nhi bị thương tích nặng cho pháo nổ tự chế. Ảnh: BVCC

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong vòng một tháng đã có bốn bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện vì đa chấn thương do pháo nổ. Một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là bệnh nhân 12 tuổi bị dập nát bàn tay trái, bỏng 20% cơ thể và tổn thương cả hai giác mạc. Mặc dù được các bác sĩ cấp cứu và phẫu thuật kịp thời, nhưng bàn tay trái của em không thể cứu được và buộc phải cắt cụt. Hệ quả không chỉ dừng lại ở tổn thương cơ thể mà còn để lại cú sốc tâm lý nặng nề cho nạn nhân và gia đình.

Ngoài ra, tại Bệnh viện Nhi đồng 2, chỉ trong hai tuần, đã có ba bệnh nhi nhập viện do tai nạn liên quan đến hành vi tự chế pháo. Trường hợp em Đ.S.R, 12 tuổi, ở Bình Phước, đã dùng bột từ diêm và ruột xe đạp để chế tạo pháo. Hậu quả là em bị dập nát nhiều ngón tay, gãy xương và phải trải qua phẫu thuật. Một trường hợp khác, bệnh nhi A.T.V, cùng 12 tuổi, ở Gia Lai, bị bỏng nặng với diện tích 35% cơ thể, mang theo những vết thương ở mặt, ngực và các chi.

Cảnh báo về mức độ nguy hiểm của pháo nổ. ThS.BSCKI Trần Phước Bình - Khoa Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, vết thương do pháo nổ thường rất sâu, cháy xém da toàn thân và những vùng tiếp xúc gần thường bị dập nát nghiêm trọng. Cả 4 trường hợp ở Bệnh viện Chợ Rẫy đều phải cắt cụt bàn tay trái, đã có 2 ca được xuất viện và 2 ca hiện đang được điều trị tích cực.

Điều đáng lo ngại là những bệnh nhân này đều ở độ tuổi rất trẻ, dẫn đến ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm lý trong tương lai.

Để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc, BSCKI Ngô Hồng Phúc - Phó Trưởng khoa Bỏng - Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2 nhấn mạnh, gia đình và nhà trường cần đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ em. Cần giải thích rõ ràng về mức độ nguy hiểm của pháo nổ, từ việc gây bỏng, tổn thương vĩnh viễn đến nguy cơ tử vong cho trẻ. Đặc biệt, cần giám sát và ngăn chặn trẻ tiếp cận với các video hoặc tài liệu hướng dẫn chế tạo pháo trên mạng, nhất là trong dịp lễ Tết – thời điểm mà những tai nạn liên quan đến pháo thường gia tăng.

Nếu không may xảy ra tai nạn, cần nhanh chóng sơ cứu nạn nhân, băng bó vết thương và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nguy kịch vì tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống
Minh Nhật
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động