Nga thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTổ hợp tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik đã được Nga đưa vào thử nghiệm thực chiến. (Ảnh: TASS) |
Oreshnik là tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung, có khả năng đạt tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và tầm bắn từ 1.000 đến 5.500 km. Được đưa vào trực chiến từ năm 2024, Oreshnik không chỉ là niềm tự hào của Nga mà còn là nỗi lo ngại lớn đối với phương Tây.
Tổng thống Nga - Vladimir Putin, trong cuộc phỏng vấn ngày 22/12, khẳng định việc thử nghiệm Oreshnik là "sự kiện lịch sử" đối với ngành công nghiệp quốc phòng và vũ trụ Nga. Ông Putin nhấn mạnh hệ thống tên lửa này là sản phẩm của thời hậu Xô Viết và không có loại vũ khí tương tự trên thế giới.
Ngày 21/11, Oreshnik đã được sử dụng trong thực chiến, tấn công chính xác nhà máy Yuzhmash ở Dnipro, Ukraine. Theo các báo cáo, tên lửa này bay hơn 800 km và đạt độ chính xác cực cao, đủ sức phá hủy hoàn toàn mục tiêu.
Tổng thống Putin khẳng định Oreshnik "không thể bị đánh chặn", nhờ tốc độ bay cực nhanh và khả năng cơ động trên đường bay. Với vận tốc Mach 10, thậm chí có lúc đạt Mach 11 (tương đương 3 km/giây), tên lửa này gần như vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ hiện nay. "Không có bất kỳ hệ thống phòng thủ nào trên thế giới có thể ngăn chặn Oreshnik," ông Putin nhấn mạnh.
Oreshnik có khả năng mang theo từ 3 đến 6 đầu đạn con, mỗi đầu đạn có thể hoạt động độc lập, dẫn đường chính xác và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau. Đặc biệt, theo chuyên gia nhận định thì tên lửa này có thể mang đến 36 quả đạn con, chia thành 6 nhóm – một chiến lược "hủy diệt trên diện rộng".
Việc Oreshnik có thể vươn xa 5.500 km mà không bị phát hiện khiến phương Tây đặc biệt lo ngại. Theo tình báo Anh, hệ thống này có thể là phiên bản sửa đổi của tên lửa Rubezh RS-26 – loại vũ khí vốn đã là một ẩn số đối với phương Tây từ năm 2011. Tầm bắn xa, tốc độ siêu thanh và độ chính xác tuyệt đối đã giúp Oreshnik trở thành con át chủ bài của Nga trong cuộc đối đầu chiến lược.
Theo giới phân tích, Nga có thể đã phát triển Oreshnik từ trước năm 2019, khi Moscow rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF). INF từng là rào cản ngăn Nga và Mỹ sản xuất tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Sau khi rút khỏi INF, Nga nhanh chóng phát triển hệ thống vũ khí tầm trung như Oreshnik, sẵn sàng đối phó với mọi mối đe dọa từ NATO và các đối thủ khác.
Với tầm bắn có thể vượt 5.500 km, Oreshnik không chỉ đe dọa các quốc gia láng giềng mà còn đặt ra thách thức trực tiếp đối với Mỹ và các nước NATO. Tốc độ, khả năng cơ động và độ chính xác cao khiến việc phòng thủ gần như là bất khả thi. Bộ Quốc phòng Anh từng cảnh báo trên mạng xã hội rằng Oreshnik là "mối đe dọa chưa từng có" đối với an ninh châu Âu. Dù vậy, phương Tây vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để đối phó với loại vũ khí này.
Tên lửa siêu vượt âm Oreshnik là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Không chỉ là vũ khí phòng thủ, Oreshnik còn là lời khẳng định vị thế của Nga trên bản đồ quân sự thế giới. Đồng thời là lá bài chiến lược giúp Nga củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán quốc tế.
Nga tuyên bố sẽ đáp trả gói trừng phạt mới của EU | |
Hội nghị Thượng đỉnh EU tập trung thảo luận về chiến lược hỗ trợ Ukraine |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại