Thứ sáu 20/12/2024 19:00

Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hoá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam” do do Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp.
Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bảo Hiếu

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc dân tộc và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa không chỉ giúp bảo tồn di sản văn hóa, phát triển các ngành công công nghiệp văn hóa và sáng tạo mà còn tạo nguồn lực để hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các quy mô đầu tư và tài trợ thành công trong lĩnh vực văn hóa, tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Các nghệ sĩ Hàn Quốc tham gia Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024

Tại Việt Nam, việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa gặp nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý rõ ràng, sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc khai thác nguồn lực không hiệu quả. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các ấn phẩm sách báo và cuộc hội thảo khoa học trong lĩnh vực này cũng khiến các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nhà đầu tư tiềm năng khó khăn trong tìm kiếm thông tin chuyên sâu.

Điều này không chỉ hạn chế khả năng tiếp cận kiến thức, mà còn giảm cơ hội kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan. Hệ quả là, nhiều sáng kiến và dự án tiềm năng không được phát triển hoặc triển khai một cách hiệu quả.

Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Liên hoan phim ngắn Hà Nội 2024

Tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương và chuyên gia Đỗ Thị Thanh Thủy đã có bài tham luận “Một số bài học kinh nghiệm của Pháp trong huy động đầu tư, tài trợ cho văn hóa”. Trong đó, hai tác giả đã phân tích rõ nét về kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp và gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn tài chính. Việt Nam có thể phát triển một mô hình tài trợ kết hợp giữa ngân sách nhà nước, tài trợ tư nhân và nguồn thu tự tạo. Điều này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức văn hóa tự chủ tài chính, giảm sự phụ thuộc vào nguồn trợ cấp công.

Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân. Tương tự như Pháp, Việt Nam có thể khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đóng góp tài chính hoặc hỗ trợ các chương trình văn hóa, chẳng hạn như qua các hình thức tài trợ, quảng bá hoặc hợp tác công tư (PPP). Việc này có thể giúp gia tăng nguồn lực tài chính và tạo mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa văn hóa và kinh tế.

Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Hậu trường phim Đào, phở và piano

Cho phép tạo các nguồn thu tự tạo. Các tổ chức văn hóa tại Việt Nam có thể tìm cách tự tạo nguồn thu qua việc bán vé, tổ chức sự kiện, bán sản phẩm văn hóa, hoặc khai thác các quyền sở hữu trí tuệ. Điều này giúp các tổ chức không chỉ duy trì hoạt động mà còn có thể mở rộng các chương trình văn hóa phục vụ cộng đồng.

Phát triển các mô hình hợp tác bền vững. Việt Nam có thể học hỏi từ Pháp trong việc phát triển các mô hình hợp tác giữa các tổ chức văn hóa, nhà nước và khu vực tư nhân nhằm tạo ra một hệ sinh thái văn hóa tự duy trì và phát triển bền vững.

Tham khảo, chắt lọc và áp dụng phù hợp mô hình tài trợ hỗn hợp này trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam sẽ giúp Việt Nam xây dựng một nền văn hóa vững mạnh và phát triển bền vững, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận của các tổ chức văn hóa đến nhiều đối tượng khán giả hơn.

Chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện công nghiệp văn hóa bằng đầu tư vào điện ảnh, TS Jérémy Segay, Tuỳ viên nghe nhìn khu vực Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đưa ra những con số ấn tượng, mỗi năm điện ảnh Pháp có hơn 700 bộ phim ra đời, tương đương với mỗi ngày nền điện ảnh Pháp sẽ cung cấp 2 bộ phim cho công chúng với giá vé trung bình xem một bộ phim tương đương khoảng 200.000 đồng Việt Nam.

Để có được kết quả khả quan như vậy ở Pháp có 4 hệ thống cơ chế hỗ trợ cho điện ảnh từ cơ chế công đến các Quỹ hỗ trợ và sự đầu tư của doanh nghiệp cho điện ảnh nói riêng và văn hóa nói chung. Đặc biệt, các hãng truyền hình ở Pháp phải đầu tư ngược trở lại cho việc sản xuất các phim truyền hình cũng như phim điện ảnh.

Ông Emmanuel Cerise, Giám đốc cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam cũng có những phân tích từ những dự án đã và đang phối hợp thực hiện tại Việt Nam để đưa ra những gợi ý những việc cần làm để phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội.

Đó là xây dựng các không gian văn hóa mới, kết nối mạng lưới giữa các không gian sáng tạo, đề xuất tổ chức các sự kiện như lễ hội, hoạt động nghệ thuật, phát triển các dịch vụ sáng tạo bao gồm khu lưu trú cho nghệ sĩ, cho thuê không gian phục vụ các hoạt động sáng tạo hoặc tổ chức sự kiện, phát triển các khu vực đa chức năng và hỗ trợ cho nghệ sĩ, người sáng tạo…

Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở về đầu tư, tài trợ cho văn hóa Việt Nam Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở về đầu tư, tài trợ cho văn hóa Việt Nam
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»
Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tại Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hoá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam” do do Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp.
Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài

Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài

Tại Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam” do Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức mới đây, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài về các chiến lược xây dựng công nghiệp sáng tạo.
"Anh trai vượt ngàn chông gai" được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL khen ngợi, nhận Bằng khen ngay trong Concert

"Anh trai vượt ngàn chông gai" được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL khen ngợi, nhận Bằng khen ngay trong Concert

Bên cạnh những màn trình diễn mãn nhãn tại Concert ngày 14/12, "Anh trai vượt ngàn chông gai" còn được nhận Bằng khen của Đài truyền hình Việt Nam.
Dư vị mùa Giáng sinh

Dư vị mùa Giáng sinh

Chúng ta đang đi qua những ngày cuối năm. Xuống phố, khúc nhạc Giáng sinh vui tươi lan trong gió khiến lòng ta cũng chộn rộn. Dư vị Giáng sinh trong bạn là gì? Với tôi, Giáng sinh có dư vị thật đặc biệt bởi gắn với bao ký ức thân thương đi cùng năm tháng.
Câu chuyện cuộc sống: cô bạn kiên cường

Câu chuyện cuộc sống: cô bạn kiên cường

Bích là bạn thân hồi cấp 2 của tôi. Cô ấy xinh đẹp, tốt bụng. Điều tôi nể phục ở Bích chính là sự lạc quan, dũng cảm đối diện với những thử thách của cuộc đời.
Nam sinh dẫn đầu điểm số nhóm Huy chương Bạc Olympic Khoa học trẻ quốc tế

Nam sinh dẫn đầu điểm số nhóm Huy chương Bạc Olympic Khoa học trẻ quốc tế

Mới đây, em Lê Tùng Lâm, học sinh lớp 10 Lý 2, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã xuất sắc giành Huy chương Bạc Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024.
Nghệ nhân “giữ lửa” di sản văn hóa hát Dô cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân “giữ lửa” di sản văn hóa hát Dô cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lan (thôn Đại Phu, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chính là người đã làm “sống dậy” làn điệu hát Dô truyền thống của văn hóa xứ Đoài.
Khai mạc Triển lãm nghệ thuật “Những trang sử bằng hình sắc”

Khai mạc Triển lãm nghệ thuật “Những trang sử bằng hình sắc”

Sáng 19/12, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Văn Vũ Art và đại diện các gia đình hoạ sĩ tổ chức Triển lãm hội họa và điêu khắc của 5 tác giả
Thương hoài những tiếng rao đêm…

Thương hoài những tiếng rao đêm…

Đã lâu lắm rồi, tôi rất ít nghe thấy tiếng rao đêm, bởi công nghệ đã ảnh hưởng và thay thế nhiều thói quen trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động