Thứ sáu 22/11/2024 14:32

Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 bao lâu thì miễn dịch suy giảm?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vắc-xin liều cơ bản và bị mắc Covid-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm, PGS-TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương cho biết.
Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 bao lâu thì miễn dịch suy giảm?

TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế cho biết: Kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng OMICRON (ảnh Minh Quyết)

Theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tiêm mũi nhắc lại vắc-xin Covid-19 sẽ làm gia tăng nồng độ kháng thể bảo vệ, qua đó giúp cho cơ thể được bảo vệ trước nguy cơ mắc Covid-19, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm số ca tiến triển bệnh nặng và ca tử vong do Covid-19.

Những người đã tiêm vắc-xin liều cơ bản và bị mắc Covid-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc vắc-xin phòng Covid-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%.

Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy: Những người từng mắc Covid-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.

Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc-xin phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Còn theo TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế cho biết: Các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng OMICRON.

Các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vắc-xin để phòng mắc Covid-19 là trên 50%.

Một nghiên cứu gần đây do Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới NEJM công bố, cho thấy hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh, bao gồm hiệu quả bảo vệ khỏi mắc bệnh, mắc bệnh có triệu chứng, mắc bệnh phải nhập viện, mắc bệnh nhập viện thể nặng nguy kịch và mắc bệnh dẫn đến tử vong.

Cụ thể, hiệu quả bảo vệ khỏi mắc Covid-19 là 52%; Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc ở thể nhẹ có triệu chứng là 61%; Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc Covid-19 là 72%; Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc Covid-19 ở thể nặng, nguy kịch là 64%; Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc Covid-19 là 76%.

Tại Việt Nam, thời gian qua Hệ thống quản lý điều trị Covid-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế ghi nhận 32.212 trường hợp tử vong do Covid-19 có tới 52,8% số tử vong là chưa tiêm vắc-xin phòng Covid-19; 29.8% đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vắc-xin và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi.

"Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản", TS. Vương Ánh Dương nhấn mạnh.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng, với tình hình dịch Covid-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 đạt tỷ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, rất cần thiết và là thời điểm phù hợp để tiêm nhắc mũi thứ 4.

Việc tiêm mũi 4 đặc biệt hữu ích đối với những người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Trước sự xuất hiện của biến chủng mới BA5, TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế nêu rõ: Tôi cho rằng không có thay đổi trong biện pháp phòng bệnh, chủ yếu vẫn là vắc-xin và dự phòng cá nhân. Tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

"Làm phép so sánh 2 đợt dịch ở miền Nam và miền Bắc. Bằng giờ này năm ngoái số mắc tử vong cao do chưa tiêm, nay đã thay đổi. Mục tiêu tiêm để không nặng, không quá tải và không tử vong... Xác định tiêm đối tượng nào, thời gian nào nhưng vẫn phải lưu ý đối tượng có nguy cơ như bệnh nền, người già, trẻ em", TS. Trần Đắc Phu nói.

Để bảo vệ sức khoẻ của mình, của gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tích cực ủng hộ và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin phòng Covid-19.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về Tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (Mũi 1 và Mũi 2) bằng vắc-xin Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, với liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên. Mũi nhắc (mũi 3) được tiêm ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Mũi 2).

Nếu người trong độ tuổi từ 12-17 tuổi đã mắc Covid-19 thì sẽ tiêm mũi nhắc (mũi 3) sau khi mắc Covid-19 là 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Các địa phương đang xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm triển khai tiêm chủng mũi 3 (mũi nhắc lại) vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Một số địa phương đã bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm trong tuần vừa qua, toàn quốc có hơn 160 nghìn trẻ trong độ tuổi này được tiêm mũi 3 an toàn.

Triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3724/VPCPKGVX ngày 15/6/2022 về việc đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nhất là mũi 3, mũi 4 và hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, ngày 23/6/2022, Bộ Y tế ban hành văn bản 3309/BYT-DP, trong đó hướng dẫn triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho các đối tượng người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; và người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng quân đội, công an, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ); công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.

Đến ngày 23/6/2022 số người đã tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) trên toàn quốc là hơn 2,8 triệu người, đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Triển khai tiêm nhắc lại vắc-xin ngừa Covid-19 Triển khai tiêm nhắc lại vắc-xin ngừa Covid-19
Ký cam kết chịu trách nhiệm khi không tiêm vắc-xin: Bộ Y tế nói gì? Ký cam kết chịu trách nhiệm khi không tiêm vắc-xin: Bộ Y tế nói gì?
Vẫn còn một số địa phương chưa tiếp nhận hết vắc-xin Covid-19 Vẫn còn một số địa phương chưa tiếp nhận hết vắc-xin Covid-19
Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi
Trì hoãn tiêm mũi 4 vì quan niệm tiêm rồi vẫn mắc, chuyên gia dịch tễ nói gì? Trì hoãn tiêm mũi 4 vì quan niệm tiêm rồi vẫn mắc, chuyên gia dịch tễ nói gì?
Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động