Thứ hai 28/04/2025 13:02
Hội nghị lần thứ 29 các Nhà Lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

“Rộng mở - Kết nối - Cân bằng”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 18/11/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit, thủ đô Bangkok, Thái Lan, Hội nghị lần thứ 29 các Nhà Lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã chính thức khai mạc với sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao, Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC.
“Rộng mở - Kết nối - Cân bằng”
Phiên họp hẹp Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29 (phiên thứ nhất).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị và các hoạt động liên quan. Đây là Hội nghị trực tiếp đầu tiên giữa các nhà Lãnh đạo APEC sau ba năm gián đoạn bởi đại dịch.

Với chủ đề “Rộng mở - Kết nối - Cân bằng”, Hội nghị thảo luận ba định hướng ưu tiên của hợp tác APEC gồm: rộng mở với tất cả các cơ hội, kết nối trên mọi khía cạnh và cân bằng trên mọi phương diện, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với bền vững môi trường.

Nhận thức sâu sắc về những thách thức mà khu vực phải đối mặt, các nhà Lãnh đạo khẳng định quyết tâm cùng tìm kiếm giải pháp để các nền kinh tế bước ra từ cuộc khủng hoảng ngày càng mạnh mẽ hơn, với sức chống chịu bền bỉ hơn, linh hoạt nắm bắt cơ hội và ứng phó với các thách thức trong tương lai. Theo đó, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định cam kết hiện thực hóa Tầm nhìn APEC Putrajaya về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vào năm 2040, vì thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai;

Nhất trí củng cố vai trò lãnh đạo của APEC và vị thế là diễn đàn kinh tế hàng đầu ở khu vực; và vườn ươm ý tưởng hiện đại và hiệu quả. Các nhà Lãnh đạo khẳng định hợp tác APEC cần mang lại những giải pháp thiết thực đối với các thách thức chung và bổ trợ cho các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu.

Chia sẻ đánh giá về tình hình và tương lai của APEC, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thế giới đang chứng kiến những biến động sâu sắc, mang tính lịch sử với nhiều yếu tố bất định và khó lường. Diễn đàn APEC cũng đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, vì vậy, những gì các thành viên thống nhất trong nhận thức và hành động hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với APEC và cho nhiều thế hệ mai sau.

Chủ tịch nước nhấn mạnh một châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và phát triển bền vững là mục tiêu, là trách nhiệm chung, đòi hỏi sự chung tay, kề vai sát cánh của tất cả các nền kinh tế APEC, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển. Các thành viên APEC cần vượt qua khác biệt, tăng cường đối thoại, phối hợp hành động vì lợi ích chung của cộng đồng, để bảo vệ những thành quả và giá trị của APEC trong ba thập kỷ qua, đồng thời củng cố nền tảng cho hợp tác và phát triển trong tương lai.

Phát biểu tại phiên thảo luận về “Tăng trưởng bền vững, bao trùm và cân bằng”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định châu Á – Thái Bình Dương đang bước sang giai đoạn phát triển mới, APEC cần đi đầu thúc đẩy mô hình tăng trưởng cân bằng, bao trùm và bền vững, hỗ trợ các nền kinh tế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số thành công.

Theo đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh một số yếu tố “cân bằng” trong hợp tác gồm: Cần coi người dân là trung tâm để tạo sự cân bằng trong mỗi nền kinh tế giữa các lĩnh vực, giữa các thành phần xã hội; và cân bằng về lợi ích và trách nhiệm giữa các nền kinh tế, các khu vực. Mục tiêu là chung, nhưng các biện pháp cụ thể phải được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù, trình độ phát triển của mỗi nơi;

Cần cân bằng giữa bảo đảm tính tự chủ, tự cường của mỗi nền kinh tế và chủ động mở cửa, hội nhập và liên kết kinh tế để vừa phát huy nội lực, phát huy lợi thế so sánh vừa tăng thêm nguồn lực tạo ra sự phát triển lan toả giữa các vùng miền;

Cần cân bằng giữa đổi mới, chuyển đổi với bảo đảm sự ổn định. Quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phải được thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao về kinh tế nhưng giảm thiểu tác động, xáo trộn đến an sinh xã hội, giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh mạng.

Chủ tịch nước hoan nghênh nhiều sáng kiến mới được các thành viên APEC đưa ra nhằm hỗ trợ tài chính cho phát triển, chuyển đổi năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế số. Nhấn mạnh APEC chỉ có thể hợp tác thành công khi cùng nhau mở ra các cơ hội tiếp cận cân bằng và rộng mở các nguồn vốn và công nghệ sạch, hiện đại.

Chủ tịch nước cũng chia sẻ chủ trương của Việt Nam về chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với người dân là trung tâm, chủ thể và mục tiêu cao nhất của phát triển; khẳng định Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện COP26 và mong nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các thành viên APEC

Những chia sẻ và nhận định của Chủ tịch nước nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ của nhiều nhà Lãnh đạo APEC; và được phản ánh trong văn kiện và các quyết định của Hội nghị.

Thủ tướng đã có 17 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các lãnh đạo tham dự Hội nghị
Angola mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường với nhiều kết quả nổi bật

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường với nhiều kết quả nổi bật

Về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường, Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Bùi Thanh Sơn có cuộc trả lời các cơ quan báo chí.
Không có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ khủng bố ở thung lũng Baisaran

Không có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ khủng bố ở thung lũng Baisaran

Ngày 24/4/2025, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên.
Quận Hoàn Kiếm thăm hỏi, tri ân người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quận Hoàn Kiếm thăm hỏi, tri ân người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm đã tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà người có công tiêu biểu đang sinh sống trên địa bàn.
Kế hoạch xây dựng và ban hành văn bản phục vụ phát triển khoa học, công nghệ gắn với thi hành Luật Thủ đô

Kế hoạch xây dựng và ban hành văn bản phục vụ phát triển khoa học, công nghệ gắn với thi hành Luật Thủ đô

Ngày 26/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 11/4/2025 của UBND TP ban hành Danh mục và phân công nhiệm vụ soạn thảo các văn bản phục vụ phát triển khoa học, công nghệ gắn với triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Xem trực tiếp cầu truyền hình đặc biệt "Vang mãi khúc khải hoàn"

Xem trực tiếp cầu truyền hình đặc biệt "Vang mãi khúc khải hoàn"

Chương trình cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn là hành trình trở về với quá khứ hào hùng, nơi những chiến công rực rỡ và khát vọng hòa bình hòa quyện trong từng giai điệu và hình ảnh. Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.
Diễu binh - Diễu hành - Duyệt binh: những bước chân đánh thức hồn thiêng dân tộc

Diễu binh - Diễu hành - Duyệt binh: những bước chân đánh thức hồn thiêng dân tộc

Trong những ngày lễ lớn của dân tộc, hình ảnh những đoàn quân diễu binh hùng dũng, lễ duyệt binh trang nghiêm và dòng người diễu hành rực rỡ cờ hoa đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, in đậm trong tâm khảm mỗi người Việt Nam. Chỉ khi đất nước thật sự hòa bình, độc lập, những nghi thức trang trọng ấy mới có thể diễn ra giữa bầu trời tự do. Việc hiểu đúng về diễu binh, diễu hành và duyệt binh không chỉ giúp phân biệt thuật ngữ, mà còn là cách để mỗi người trân trọng hơn giá trị của hòa bình, máu xương và khí phách dân tộc đã hun đúc nên hình hài Tổ quốc hôm nay.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước qua góc nhìn của nhà báo nước ngoài

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước qua góc nhìn của nhà báo nước ngoài

Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), có 169 phóng viên quốc tế của 39 hãng thông tấn báo chí từ 17 quốc gia; hơn 630 phóng viên của 81 cơ quan báo chí trong nước đăng ký tác nghiệp.
Công nghệ số và dữ liệu dân cư hỗ trợ hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Công nghệ số và dữ liệu dân cư hỗ trợ hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Công nghệ số và dữ liệu dân cư chính xác chính là “vũ khí sắc bén” để đi trước, đón đầu, chủ động kiểm soát tình hình trong đấu tranh phòng chống tội phạm...
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động