Thứ hai 25/11/2024 14:16
Câu chuyện hòa giải:

Rạn nứt tình cha con vì mẹ kế…

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với niềm đam mê hòa giải cùng tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, ông Vũ Trọng Thủy (công chức Tư pháp phường Phúc La, quận Hà Đông) đã tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc ở cơ sở. Tuy nhiên, cũng có không ít vụ việc hòa giải không thành do các bên mâu thuẫn không hợp tác với hòa giải viên.
Ông Vũ Trọng Thủy: “Trên thực tế, không ít vụ việc mâu thuẫn, xích mích phức tạp xảy ra trong gia đình, tổ dân phố đã gây nhiều khó khăn cho hòa giải viên trong quá trình hòa giải. Một trong những khó khăn đó là các bên mâu thuẫn không hợp tác với hòa giải viên.(ảnh: Văn Biên)
Ông Vũ Trọng Thủy chia sẻ: “Trên thực tế, không ít vụ việc mâu thuẫn, xích mích phức tạp xảy ra trong gia đình, tổ dân phố đã gây nhiều khó khăn cho hòa giải viên trong quá trình hòa giải. Một trong những khó khăn đó là các bên mâu thuẫn không hợp tác với hòa giải viên. Ảnh: Văn Biên

Ông Vũ Trọng Thủy kể về một vụ việc mâu thuẫn giữa cha đẻ và con trai ruột xảy ra tại phường Phúc La khiến các hòa giải viên và cho đến thời điểm này mẫu thuẫn giữa các bên vẫn chưa thể được hóa giải thành công.

Ông Lê Văn Phúc (84 tuổi) là thương binh hạng 3/4. Cách đây 50 năm, ông Phúc kết hôn với bà Sáu. Hai ông bà sống tại căn nhà nhỏ trên phố Tô Hiệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông và sinh được 2 người con trai.

Sau 40 năm chung sống, ông bà ly hôn. Sau khi ly hôn bà Sáu, ông Phúc chuyển đến sống tại phường Phúc La cùng vợ chồng người con trai thứ (anh Phong, chị Lan) và các cháu nội trong căn nhà mà 2 cha con đồng sở hữu.

Ngày 15/8/2022, ông Phúc đăng ký kết hôn với bà Nguyễn Thị Minh (62 tuổi) và đưa bà Minh về sinh sống cùng.

Khi ông Phúc đưa bà Minh về sống cùng thì vợ chồng người con trai kịch liệt phản đối khiến mẫu thuẫn cha con bùng phát. Những người thân trong gia đình, họ hàng nội ngoại đã có những buổi gặp gỡ cả 2 cha con để hàn gắn tình cảm nhưng do cái tôi của cả hai người quá lớn nên mâu thuẫn không những không được hóa giải mà còn ngày càng gay gắt hơn.

Ông Phúc và anh Phong đều có cái lý riêng của mình, chẳng ai chịu nhường ai. Ông Phúc lý giải rằng, ông kết hôn với bà Sáu để có người chăm sóc tuổi già khi mà ông thường xuyên bị bệnh tật hành hạ và có thể đường đường chính chính đưa bà về ở cùng nhà, tránh việc bà con lối phố dị nghị, cười chê là đến tuổi “gần đất xa trời” rồi mà còn bồ bịch.

Trong khi đó, anh Phong nghĩ rằng, bà Sáu chẳng thương yêu gì bố mình, bà kết hôn với ông chỉ vì tài sản của ông. Anh Phong lo sợ bố sẽ lập di chúc để lại một phần tài sản cho mẹ kế.

Căn nhà vẻn vẹn 40m2, 3 thế hệ với 6 người sống chung vốn đã chật hẹp, giờ mâu thuẫn cha con phát sinh, những cuộc cãi vã thường xuyên xảy ra càng khiến cho cuộc sống gia đình ông Phúc thêm bí bách, ngột ngạt.

Cực chẳng đã, ông Phúc làm đơn gửi UBND phường Phúc La nhờ hòa giải. Thụ lý đơn, cán bộ Tư pháp phường cùng với các hòa giải viên của tổ dân phố tiến hành các bước hòa giải. Tuy nhiên, khi bắt tay vào hòa giải thì các hòa giải viên lại không nhận được sự hợp tác từ cha con ông Phúc, khiến cho vụ việc đến nay vẫn đi vào ngõ cụt, mẫu thuẫn cha con ông Phúc chưa được hóa giải.

Theo ông Vũ Trọng Thủy, khi cán bộ hòa giải liên hệ với ông Phúc qua số điện thoại ghi trong đơn thì không liên lạc được. Các hòa giải viên đến nhà thì không gặp ông Phúc, con trai ông có mặt ở nhà nhưng cũng mở cửa đón tiếp.

“Chúng tôi đã trực tiếp đến nhà rất nhiều lần nhưng cả ngày lẫn đêm chưa lần nào gặp được ông Phúc. Anh Phong nhìn thấy chúng tôi thì khóa cửa ngõ, ở lỳ trong nhà, gọi không trả lời”, ông Vũ Trọng Thủy kể.

Trong gần 23 năm công tác tại phường Phúc La, nhiều năm phụ trách công tác hòa giải của phường, tôi đã trực tiếp thụ lý và tham gia hòa giải thành nhiều vụ, nhưng vụ việc nhà ông Phúc là một trong số ít các vụ mâu thuẫn hòa giải không thành do không nhận được sự hợp tác từ các bên mâu thuẫn”.

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Câu chuyện hòa giải: Tình cảm vợ chồng rạn nứt vì… tiền Câu chuyện hòa giải: Tình cảm vợ chồng rạn nứt vì… tiền
Câu chuyện hòa giải: Những lần giữ cho “bát không xô, đũa không lệch” Câu chuyện hòa giải: Những lần giữ cho “bát không xô, đũa không lệch”
Hoà giải viên hoá giải khúc mắc giữa hai chị em Hoà giải viên hoá giải khúc mắc giữa hai chị em
Những lần hòa giải đáng nhớ... Những lần hòa giải đáng nhớ...
Mỗi vụ việc hòa giải không thành công đều để lại những nỗi niềm Mỗi vụ việc hòa giải không thành công đều để lại những nỗi niềm
Những mâu thuẫn “nan giải” trong gia đình Những mâu thuẫn “nan giải” trong gia đình
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động