Quy hoạch đô thị ven sông Hồng: Gắn môi trường sống với cảnh quan thiên nhiên
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSông Hồng sẽ trở thành trục cảnh quan chính đi giữa trung tâm Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Khai thác sông Hồng như nào cho đúng với tiềm năng?
Sau nhiều năm chờ đợi, quy hoạch phân khu sông Hồng đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 4/2022. Tuy nhiên, Kiến trúc sư (KTS) Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, để quy hoạch này thành hiện thực, cần sự vào cuộc tích cực, mạnh mẽ không chỉ chính quyền Thủ đô mà cả các bộ, ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về giải quyết những điểm còn vướng mắc.
Ông Trần Ngọc Chính cho rằng, sông Hồng có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với Thủ đô Hà Nội mà với cả vùng đồng bằng rộng lớn. Khai thác sông Hồng làm trục cảnh quan của Thủ đô là việc cần làm nhanh chóng. “Hiện vẫn chưa có dự án nào thực sự lớn để khai phá dòng sông đúng với tiềm năng, quỹ đất hiện có ngoài một số cây cầu được xây dựng”, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính đặt vấn đề.
Đồng tình với chủ trương của Hà Nội xác định quy hoạch sông Hồng là trục chính để phát triển, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, việc nghiên cứu sông Hồng đã được thực hiện từ lâu với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước, thể hiện qua 20 dự án lớn nhỏ khác nhau.
Cùng đưa ra các gợi ý để phát triển không gian hai bên bờ sông một cách bền vững, KTS Phạm Thị Nhâm - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) cho rằng, phải tôn trọng tối đa tính thuận thiên, thuận theo các dòng chảy của sông Hồng, hạn chế bê tông hóa và không chất tải hạ tầng quá lớn hai bên bờ sông. Khu vực bãi sông cần tạo ra chuỗi các công viên, vườn hoa lớn giữa lòng Thủ đô để người dân dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng.
Theo đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, đơn vị lập Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, đồ án đã đặt nền móng phát triển thành phố theo hướng “nhìn sông” thay vì “quay lưng” vào dòng sông. Theo định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ, trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa, lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm. Các công trình xây dựng chính là công trình công cộng, công viên cây xanh, văn hóa, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô.
Xứng tầm “Thành phố sáng tạo”
Đối với quy hoạch hai bờ sông Hồng, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội cho biết, UBND TP đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000. Đây là cơ sở để nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết và xác định các dự án đầu tư trong khu vực.
Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, cùng với tiến độ phê duyệt giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024 của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thành phố sẽ đồng loạt triển khai đối với các quy hoạch hai bên sông Hồng. Trong quá trình triển khai sẽ lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và đặc biệt cần sự tham gia, phối hợp của MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và các cấp có thẩm quyền trước khi trình duyệt hồ sơ.
Đối với việc quản lý đất đai, đầu tư xây dựng khu vực trong ranh giới quy hoạch phân khu sông Hồng phù hợp định hướng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đã xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, là trục không gian đặc trưng hành lang xanh. Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 được duyệt là cơ sở để nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết và xác định các dự án đầu tư trong khu vực.
“Sông Hồng mặc dù đã có quy hoạch, nhưng vẫn cần các địa phương triển khai rà soát theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn là khoanh vùng hành lang thoát lũ. Đồng thời, quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi sông, bãi nổi, chống lấn chiếm vi phạm” - ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh cũng cho biết, theo Quyết định số 700 ngày 16/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065, thời gian lập đồ án không quá 15 tháng.
Dự kiến trong tháng 9 - 10/2023, sau khi lựa chọn được đơn vị tư vấn, thành phố sẽ tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan. Tháng 12/2023, TP Hà Nội dự kiến sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, lồng ghép cùng báo cáo Quy hoạch Thủ đô.
Về tiến độ triển khai lập quy hoạch phát triển hai bờ sông Hồng, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (Đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và Quy hoạch phân khu sông Đuống (R6), tỉ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng) thuộc các quận, huyện: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm. |
Chiêm ngưỡng những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội | |
Kết nối đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng | |
Hà Nội thành lập Tổ điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại