Quy định mới nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những nơi sản xuất và thử nghiệm smartphone lớn nhất Việt Nam. Ảnh: PV/Vietnam+ |
Thúc đẩy liên kết giáo dục với cơ sở nước ngoài
Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại diện trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, tại khoản 3 Điều 24. Phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô, cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài và giao Chính phủ quy định chi tiết về việc thực hiện liên kết đào tạo.
Đây là quy định mới vì Luật Giáo dục và Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục mới chỉ cho phép các cơ sở giáo dục tư thục thực hiện việc liên kết đào tạo. Quy định mới này của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là nhằm tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy liên kết và nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục phổ thông công lập Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Nghị quyết số 15-NQ-TW giao là: “... Có cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; hệ thống trường có nhiều cấp học, trường chất lượng cao; các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế”.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 24 ghi phân quyền cho HĐND thành phố (TP) Hà Nội quy định một số chính sách đặc thù, khác với pháp luật hiện hành về phát triển giáo dục, đào tạo trên địa bàn Thủ đô như cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học; hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông và trẻ em mầm non trên địa bàn Thủ đô không phân biệt trường công lập, dân lập và trường tư thục.
Khoản 5 Điều 24, phân quyền cho UBND TP Hà Nội quy định về điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô. Đại diện trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, những nội dung nêu trên là phù hợp.
Nhiều ưu đãi với lĩnh vực khoa học công nghệ
Góp ý vào Điều 25. Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của Thủ đô, đại diện trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, Điều 25 quy định về các lĩnh vực trọng điểm khoa học công nghệ; chế độ ưu đãi đối với một số hoạt động, đối tượng trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Theo đó, đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; doanh nghiệp (DN) đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của Thủ đô; DN khoa học và công nghệ trong các trường ĐH, viện nghiên cứu, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Về chế độ ưu đãi, Điều 25 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định một số ưu đãi khác với quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như: Tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách TP được áp dụng hình thức khoán kinh phí theo kết quả, sản phẩm (điểm a khoản 2). Quy định này là mở rộng đối tượng được áp dụng hình thức khoán kinh phí so với Luật Khoa học và Công nghệ (Điều 52).
Thu nhập của chuyên gia, nhà khoa học từ việc chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, vùng Thủ đô là thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân (điểm b khoản 2, Điều 25). Quy định này là khác với quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và hiện đang được áp dụng đối với TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (theo Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15/11/2022) và TP Hồ Chí Minh (theo Nghị quyết số 98/2023/QH15).
Theo đại diện trường ĐH Luật Hà Nội, ngoài những điểm trên, cần bổ sung cơ chế, chính sách giúp hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ của Thủ đô. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy chỉ khi hình thành được một hị trường khoa học công nghệ sôi động và lành mạnh thì mới có thể phát triển KHCN một cách bền vững.
Để tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường này, trong luật cần xem xét thúc đẩy hình thành các sàn giao dịch về ý tưởng khoa học công nghệ hình thành các trung tâm hỗ trợ định giá và thu mua các sản phẩm khoa học công nghệ có ích cho TP, có quy định về hỗ trợ tài chính, khoa học cho các sản phẩm khoa học công nghệ của TP trong bước đầu tiếp cận thị trường và/hoặc đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm; xây dựng Quỹ đầu tư phát triển khoa học công nghệ để đầu tư cho việc hoàn các ý tưởng, các sản phẩm khoa học công nghệ từ các cá nhân, các tổ chức, các DN KHCN trên địa bàn TP.
Thu hút, trọng dụng nhân lực chất lượng cao là chính sách đúng đắn | |
Góp ý về Quỹ văn hóa Thủ đô | |
Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, rõ ràng trách nhiệm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại