Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, rõ ràng trách nhiệm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Công Phương |
Bỏ trách nhiệm chung và trách nhiệm chuyên trách
Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bà Nguyễn Quỳnh Liên cho biết, một số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, học tập để hoàn thiện các quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi).
Theo đó, cần tiếp tục phân quyền, phân cấp mạnh mẽ, rõ ràng trách nhiệm chung và trách nhiệm chuyên trách của chính quyền Thủ đô, xác định phạm vi chức trách của Trung ương và Thủ đô. Cần tham khảo, học hỏi mô hình tổ chức theo nguyên tắc: “Những gì địa phương làm tốt thì địa phương làm, Trung ương chỉ làm những gì mà địa phương làm không tốt hơn".
Trách nhiệm của chính quyền Trung ương là thực hiện các nhiệm vụ quản lý vĩ mô, quyết định những vấn đề mang tính toàn quốc, chủ yếu bao gồm: an ninh quốc gia, hải quan, đường sắt, hàng không dân dụng, quốc lộ, vận chuyển hàng không, bưu chính, điện tín, mạng; phát thanh truyền hình và khí tượng toàn quốc, công trình công cộng cấp quốc gia (như công viên quốc gia), nghiên cứu cấp quốc gia (như hàng không),... là các lĩnh vực liên quan đến lợi ích toàn quốc và các vấn đề quốc gia. Chính vì vậy, cần được Chính phủ Trung ương phụ trách cung cấp, đảm nhận toàn bộ trách nhiệm cung ứng vốn, quản lý chi tiêu, thu nhập, thực hiện quản lý trực tiếp.
Trách nhiệm của chính quyền Thủ đô là thực hiện các nhiệm vụ quản lý trong phạm vi chính quyền địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng và có tính chất tự quản của địa phương, cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho nhu cầu quản lý và phát triển của địa phương, chủ yếu bao gồm: Đường bộ của địa phương, giao thông, các công trình công cộng, công trình văn thể, bảo đảm nhà ở, trị an, các sự vụ công như cấp nước, cấp điện, cấp khí; xây dựng và quy hoạch đô thị, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải,... Chính quyền Thủ đô phụ trách cung cấp, đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm tài chính và thực hiện quản lý thống nhất trong phạm vi địa phương.
Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong quản lý chuyên môn
Giữa Trung ương và Thủ đô còn có những trách nhiệm chung để thực hiện sứ mệnh của Thủ đô “trái tim của cả nước và cả nước vì Thủ đô”: Cung cấp những dịch vụ công có tính trọng điểm quốc gia, liên khu vực, như giáo dục đại học, khoa học công nghệ trọng điểm, phát triển hệ thống y tế tuyến Trung ương;... Những dịch vụ công này hiệu ứng lan tỏa rất lớn, cũng có thể nói là phạm vi thu lợi ích rất khó có thể đo lường, nếu chỉ do chính quyền Trung ương hoặc Thủ đô thực hiện cung cấp đều không hợp lý, cần phải do cả chính quyền Trung ương và Thủ đô thực hiện, nhưng cần phân rõ trách nhiệm và phân chia nguồn lực bảo đảm thực hiện.
Trong đó, chính quyền Trung ương là chính quyền cấp cao nhất, trong phân quyền, phân cấp trong cung ứng dịch vụ công, đảm nhận trách nhiệm chế định các chính sách vĩ mô, chủ yếu phụ trách chế định các chính sách, pháp luật, quy hoạch phát triển, tiêu chuẩn cơ bản và quản lý giám sát, tăng cường điều hòa, thống nhất giữa công việc mang tính toàn quốc và tính khu vực, phân phối hợp lý nguồn tài chính, thúc đẩy bình đẳng hóa các dịch vụ công cơ bản giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các khu vực phát triển và khu vực chưa phát triển, đồng thời còn có trách nhiệm tổ chức cung ứng các dịch vụ công do Trung ương đảm nhận.
Chính quyền thành phố trong hệ thống phân cấp, phân quyền căn cứ vào phương châm, chính sách của Trung ương, kết hợp với tình hình thực tế của địa phương, chế định các quy hoạch chính sách, các tiêu chuẩn cụ thể của quản lý Nhà nước và tiến hành giám sát việc thực hiện; điều phối cân bằng công việc của khu vực, phân phối nguồn tài chính, thúc đẩy bình đẳng hóa các dịch vụ công cơ bản;...
Chính quyền quận, huyện, thị xã, phường, xã đảm nhận trách nhiệm trực tiếp cung ứng các dịch vụ công, quản lý sát với nhu cầu, yêu cầu quản lý ở cơ sở, chủ yếu là căn cứ vào chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn của chính quyền cấp trên, trực tiếp cung ứng dịch vụ công cho dân cư mà mình phụ trách, tích cực điều hòa, phân phối hợp lý nguồn tài chính, tổ chức thực thi các dịch vụ công trên địa bàn quản lý, chú trọng công tác thực tiễn, các hoạt động cung ứng cụ thể.
Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các lĩnh vực quản lý chuyên môn, cung ứng các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu để làm cơ sở cho việc kiểm soát các nhiệm vụ đã phân quyền, phân cấp trách nhiệm của chính quyền các cấp của Thủ đô.
Tăng cường kiểm soát tính hợp pháp trong việc quyết định các vấn đề được phân cấp, phân quyền của chính quyền Thủ đô, đồng thời thời tăng cường sự tham gia của người dân vào giám sát hoạt động của các cơ quan chính quyền Thủ đô, vai trò của người dân cần được phát huy tích cực hơn vào quá trình quyết định các vấn đề của Thủ đô theo thẩm quyền được phân cấp.
Phát huy giá trị văn hóa của “làng có nghề” | |
Thu hút, trọng dụng nhân lực chất lượng cao là chính sách đúng đắn | |
Góp ý về Quỹ văn hóa Thủ đô |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại