Thứ hai 13/01/2025 23:45

Quốc hội xem xét các luật, nghị quyết về sắp xếp bộ máy vào Kỳ họp tháng 2/2025

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 7/1, tại phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV (dự kiến diễn ra vào tháng 2/2025). Kỳ họp sẽ xem xét, thông qua các nội dung cấp thiết nhằm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng, trên cơ sở chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc tiến hành kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết có liên quan về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Căn cứ đề xuất của các cơ quan và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trong đó, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; công tác nhân sự thuộc thẩm quyền (nếu có).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với 3 nội dung khác Chính phủ có đề xuất, về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ thông tin rõ về tiến độ, trường hợp chuẩn bị kịp hồ sơ tài liệu của dự án Luật thì trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trường hợp chuẩn bị kịp và chất lượng tốt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và thấy đủ điều kiện thì mới trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần này.

Về tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đề nghị Chính phủ làm rõ hơn về tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, đồng thời đề nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo ý kiến về vấn đề này.

Dự kiến, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra trong khoảng 4,5 ngày. Trường hợp trình Quốc hội 3 nội dung khác do Chính phủ đề xuất nêu trên, thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm khoảng 2 ngày.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Chính phủ quyết tâm chuẩn bị bảo đảm chất lượng tốt nhất các luật đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình kỳ họp bất thường. Bộ trưởng cam kết bảo đảm tiến độ và chất lượng dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.

Về Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, sau khi rà soát chính thức, có hơn 5.000 văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Trung ương cần sửa đổi. Các Nghị quyết trình Quốc hội lần này chỉ quy định nguyên tắc chung, không xử lý đặc thù cụ thể ở dự án luật nào, với mục đích bảo đảm hoạt động của hệ thống thông suốt, không gián đoạn.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Nghị quyết này sẽ có quy định nguyên tắc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tên gọi các cơ quan, thực hiện thủ tục hành chính, chức năng thanh tra, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính… và có những quy định “quét” nhằm xử lý những vấn đề phát sinh chưa thể lường hết trong quá trình sắp xếp tổ chức, bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận và bế mạc phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận và bế mạc phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu kết luận và bế mạc phiên họp thứ 41, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 1,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, từ nay đến khi diễn ra kỳ họp bất thường lần thứ chín chỉ còn khoảng 1,5 tháng, các cơ quan, đơn vị phải khẩn trương chuẩn bị cụ thể các điều kiện phục vụ kỳ họp. Về thời gian kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, kỳ họp chỉ hoàn thành khi giải quyết hết các văn bản liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy.

Sau khi kết thúc phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội tiến hành xem xét, thông qua Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp; Nghị quyết kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam; Nghị quyết về công tác quản lý và bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động.

Công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
8 chính sách lớn về chế độ với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Hà Nội dự kiến giữ nguyên 6 sở và đơn vị tương đương
PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Các bộ ngành hoàn thiện đề án hợp nhất và tinh gọn bộ máy trước 15/1

Các bộ ngành hoàn thiện đề án hợp nhất và tinh gọn bộ máy trước 15/1

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện đề án cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất và tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong gửi Bộ Nội vụ trước ngày 15/1.
Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ chín của Ban Chỉ đạo về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Hà Nội hoàn thành toàn diện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức xây dựng Đảng

Hà Nội hoàn thành toàn diện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức xây dựng Đảng

Sáng 9/1, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Bùi Thị Minh Hoài dự và phát biểu chỉ đạo.
Phát huy hiệu quả các quy định của Luật Thủ đô 2024

Phát huy hiệu quả các quy định của Luật Thủ đô 2024

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị HĐND các cấp TP khẩn trương rà soát, hoàn thiện, ban hành đầy đủ các quy định, cơ chế, chính sách để cụ thể hoá và phát huy hiệu quả các quy định của Luật Thủ đô 2024.
Quyết liệt thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW với tinh thần "5 rõ"

Quyết liệt thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW với tinh thần "5 rõ"

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Tổng Bí thư Tô Lâm: phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số là con đường sống còn

Tổng Bí thư Tô Lâm: phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số là con đường sống còn

Sáng 13/1, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây không chỉ là lựa chọn mà là con đường sống còn…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động