Quận Nam Từ Liêm tỷ lệ hòa giải thành đạt 93,2%
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMột buổi họp tổ hòa giải của Tổ dân phố Liên Cơ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: H.T |
Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014, thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, sự hướng dẫn của Sở Tư pháp TP, UBND quận Nam Từ Liêm đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật trên địa bàn quận, giao Phòng Tư pháp giúp UBND quận thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hòa giải ở cơ sở. Chỉ đạo tổ chức quán triệt Luật Hòa giải ở cơ sở đến cán bộ, công chức, viên chức, các hòa giải viên và Nhân dân trên địa bàn quận.
Nhằm đưa Luật Hòa giải ở cơ sở vào thi hành hiệu quả trong cuộc sống, UBND quận thường xuyên tuyên truyền, phổ biến qua đó từng bước nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ hòa giải viên và các tầng lớp Nhân dân.
Trong 10 năm qua, UBND quận tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở, thông qua nhiều hình thức phong phú hiệu quả phù hợp với từng thời điểm từng đơn vị, địa phương…
Cùng với đó, UBND các phường đã tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn phường; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường hướng dẫn các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở tới các tổ hòa giải, hòa giải viên;
Thực hiện tuyên truyền phổ biến tại các cuộc họp giao ban công tác hòa giải, các ban ngành, đoàn thể, địa bàn dân cư lồng ghép tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác hòa giải cơ sở; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phường theo các chuyên đề, đi cũng pháp luật của TP, quận cũng có liên quan đến công tác hòa giải.
UBND quận luôn quan tâm, chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở, lồng ghép kỹ năng dân vận khéo trong hòa giải ở cơ sở để nâng cao trình độ, năng lực của ba giải viên nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết mâu thuẫn tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp; tạo điều kiện để các thành viên tổ hòa giải được tham gia tập huấn kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, được cung cấp tài liệu phục vụ cho hoạt động hòa giải.
Thực hiện chỉ đạo của TP, UBND quận, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận chỉ đạo các phòng, ngành, UBND các phường chủ động phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc triển khai đẩy mạnh công tác truyền truyền hòa giải, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực tham gia công tác hòa giải cơ sở, nhất là xây dựng “Tổ hòa giải 5 tốt”.
Việc xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hòa giải, các tổ hòa giải được cùng cố, hoạt động có bài bản quy mô, tổ chức, qua đó đã phát huy tích cực và đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác hòa giải.
Theo bà Nguyễn Thu Hiền, trên địa bàn quận hiện có 128 tổ hòa giải với 657 hòa giải viên. Từ 2014 đến nay, toàn quận phát sinh 1.214 vụ việc hòa giải, hòa giải thành công đạt 1132 vụ, đạt tỷ lệ 93,2%.
“Năm 2023, toàn quận đã tích cực hưởng ứng, tham gia các Hội thi tìm hiểu pháp luật do TP và quận tổ chức. Trong đó, đã có 128 tổ hòa giải trên địa bàn 10 phường tham gia hưởng ứng, 1 video clip được lựa chọn tham gia thi cấp TP; UBND quận khen thưởng 08 đơn vị tham gia cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” các cấp”, bà Nguyễn Thu Hiền cho biết. |
“Để hòa giải thành, hòa giải viên phải có kỹ năng “dân vận khéo”” | |
Huyện Đan Phượng, Hà Nội: Tỷ lệ hòa giải thành đạt 85% | |
Thị xã Sơn Tây tỷ lệ hòa giải thành trung bình đạt 78% |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại