Pháp luật quy định thế nào về trường hợp người tâm thần phạm tội?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường vụ án mạng |
Nghi phạm vốn có biểu hiện tâm lý không bình thường
Liên quan đến án mạng con đánh bố tử vong ở Thái Nguyên, trưa 25/5, thông tin với báo chí, ông Ma Thế Thích - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Định cho biết: “Theo thông tin điều tra ban đầu, trước khi xảy ra vụ việc, Long đi mua rượu về uống, ông L do thương con nên can ngăn nhưng không được.
Mua rượu xong, Long không về nhà mà cởi quần ra rồi ngồi đoạn cầu gần nhà uống rượu. Ông L đến nơi thấy con vậy nên đã mặc quần cho con rồi kéo con về nhà. Tuy nhiên, trên đường về nhà hai bố con xảy ra mâu thuẫn cãi nhau. Sau đó nghi phạm đã dùng gậy đánh chết bố.
Hàng xóm chứng kiến vụ việc đã chạy đến can ngăn cũng bị Long dùng gậy truy đuổi, may là người này chạy về nhà khóa trái cửa lại nên không bị Long gây thương tích.
Sau đó Long tiếp tục cầm gậy lao ra đường. Một người phụ nữ yêu cầu anh bỏ gậy xuống nhưng hắn ta không nghe, thậm chí còn hung hãn đánh giập ngón tay và làm gãy tay người này. Vụ việc sau đó được người dân trình báo chính quyền xã và CA.
Rạng sáng 24/5, CA xã Thanh Định đã bàn giao đối tượng Long cho CA tỉnh Thái Nguyên. Nạn nhân còn sống trong vụ việc đang được điều trị tại BV. Nạn nhân là ông L, SN 1962, xóm Trung Tâm, xã Thanh Định. Khi có mặt tại hiện trường, lực lượng chức năng xác nhận nạn nhân đã tử vong với vết thương nghiêm trọng do bị gậy gỗ vào đầu. Theo chính quyền địa phương thông tin, Nguyễn Văn Long vốn có biểu hiện tâm lý không bình thường.
Bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, nghi phạm Nguyễn Văn Long bị tâm thần, vậy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đinh Thị Nguyên, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, tại khoản 2, Điều 49 của BLHS 2015 quy định, người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1, trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo luật sư Nguyên, để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người đó.
Trường hợp tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong khi đó, Điều 21 BLHS 2015 cũng quy định, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong vụ con trai dùng gậy gỗ đánh bố tử vong ở Thái Nguyên, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc, cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi giết người.
Căn cứ vào kết luận giám định, cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi giết người.
Từ phân tích trên, luật sư Nguyên cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội nếu họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.
Trong trường hợp hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận giám định họ bị mất năng lực hành vi, họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Có nghĩa là trong vụ việc con dùng gậy gỗ đánh bố ruột tử vong ở Thái Nguyên, nếu nghi phạm Nguyễn Văn Long được hội đồng y khoa kết luận bị mất năng lực hành vi thì sẽ không bị truy cứu. Còn nếu kết luận chỉ bị hạn chế năng lực, sau khi chữa bệnh xong, nghị phạm vẫn có thể bị truy cứu" , luật sư Nguyên thông tin.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại