Thứ sáu 26/04/2024 20:26
Ông Nguyễn Văn Hải, Tổ trưởng tổ hòa giải thôn Rô, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức:

Phân tích về đất "giọt gianh", hoá giải bức xúc của hai hộ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hai nhà hàng xóm hòa thuận với nhau nhiều thế hệ và khi gia đình hàng xóm xây nhà thì bắt đầu phát sinh tranh chấp đất giọt gianh từ trước đến giờ là của ai?
Phân tích về đất
Ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ về câu chuyện hòa giải trên địa bàn thôn Rô xã Sơn Đồng.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hải, SN 1960, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ hòa giải thôn Rô, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, ông tham gia hòa giải từ tháng 11-2009, thời gian này, ông tham gia với tư cách là thành viên tổ hòa giải. Từ năm 2020 đến nay, do thay đổi cơ cấu nên ông là tổ trưởng tổ hòa giải thôn Rô.

Thời gian đầu tham gia công tác hòa giải, ông cũng gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nhưng được mọi người trong tổ giúp đỡ, hướng dẫn và bản thân tìm tòi học hỏi, ông dần quen với công việc. Cùng với đó, hàng năm, ông được tham gia các đợt tập huấn, tìm hiểu pháp luật về công tác hòa giải.

Ông Hải cho biết thêm, tổ hòa giải có 5 thành viên, mỗi thành viên tổ hòa giải sẽ nắm bắt tình hình trên địa bàn dân cư khu mình ở, nếu có mâu thuẫn xảy ra thì người hòa giải viên đó sẽ ghi nhận, gặp gỡ các bên để lắng nghe, nắm bắt thông tin mâu thuẫn.

Sau đó, thành viên tổ hòa giải sẽ báo với tổ hòa giải, mọi người cùng bàn và đưa ra cách giải quyết vụ việc mâu thuẫn. Tiếp theo, tổ hòa giải sẽ phân công mỗi nhân sự một việc khác nhau và mọi người cùng đi đến các gia đình mâu thuẫn gặp gỡ, chia sẻ và phân tích về lý, về tình trong các vụ việc mâu thuẫn.

Những trường hợp không phải họp bàn tổ hòa giải thì hòa giải viên sẽ đến nhà người dân để chia sẻ, tuyên truyền, vận động và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Nhiều khi, sự việc phát sinh, chỉ 1-2 thành viên đi hòa giải đã hóa giải được mâu thuẫn.

“Chúng tôi được Nhân dân bầu nên trong cuộc sống, mâu thuẫn, người dân sẽ phản ánh đến chúng tôi đầu tiên. Nếu không giải quyết được, quá thẩm quyền thì hướng dẫn Nhân dân lên trên. Trong vài năm gần đây, không có đơn từ vượt cấp trên địa bàn”, ông Hải thông tin.

Theo ông Hải, trên tinh thần là một khối đoàn kết nên công việc là giải quyết chung, không riêng gì ông tổ trưởng hay ông Bí thư,... Khi phát sinh bất kỳ một vấn đề gì ngoài cuộc sống bình yên thì ngay lập tức thành viên tổ hòa giải phải báo cáo tổ trưởng, Bí thư. Gặp mỗi trường hợp thì tổ hòa giải sẽ linh động hướng giải quyết, có những việc một số thành viên tổ hòa giải đến giải quyết mâu thuẫn, có những việc sẽ phải triệu tập tổ hòa giải.

“Khi đến nhà người dân để hòa giải thì cũng có người này người kia, có người hiểu và cũng có người cố tình nhưng sau một vài điều và thấy họ lớn tiếng hơn mình thì mình lại nhẹ nhàng, nghe họ nói rồi mọi người nói và buộc người lớn tiếng phải nghe, ngồi nghe người khác nói. Điều quan trọng nhất tổ hòa giải hướng đến là mọi người đoàn kết, xóm làng yên vui”, ông Hải chia sẻ.

Để công việc hòa giải ở địa phương được thuận lợi thì mỗi thành viên tổ hòa giải phải gương mẫu, có uy tín trong mọi lĩnh vực thì khi đi hòa giải người dân mới nể, tổ hòa giải nói họ mới nghe.

Kể về câu chuyện hòa giải ông ấn tượng là trong địa bàn dân cư có gia đình ông A chuẩn bị xây nhà, nhà ông cũng là nhà cuối cùng trong khu xây dựng. Trong đó, một mặt nhà hướng ra đường, hai mặt xung quanh thì không xung đột nhưng có một mặt vướng mắc với nhà hàng xóm.

Theo ông Hải, nhà ông A xây dựng và vướng vào mâu thuẫn với một nhà hàng xóm vì mái giọt gianh ngày xưa các cụ xây nhà và để nước nhỏ xuống dưới đất tạo thành đường thoát nước. Theo đó, nhà này bảo khu vực nước từ mái nhỏ xuống là đất nhà mình trong khi nhà kia nói, khu vực đấy là do nhà đấy cho thoát nước nhờ,... Sự việc có một nhà ngộ nhận là chỗ giọt gianh chảy nước ấy là rãnh chung của mấy nhà nhưng trên thực tế thì không phải.

Hai nhà tranh cãi nhau, nhà nào cũng có cái lý của nhà đấy, có nhà nói là cái rãnh nước có từ lâu, đời bố mẹ đã có và vẫn chảy như thế. Chuyện tưởng đơn giản nhưng rất phức tạp bởi nếu giờ bịt đi thì nhà kia không có rãnh thoát nước và sẽ thành ao.

Thành viên tổ hòa giải đều là người ở thôn nên nắm bắt được hết, trước kia thế nào, bây giờ ra sao. Tuy nhiên, tổ phải cân nhắc để làm sao nhà có nước chảy đồng tình với nhà xây mới. Tổ hòa giải đã yêu cầu các nhà có mâu thuẫn gửi đơn đến tổ hòa giải, trình bày sự việc để tổ hòa giải vào cuộc hòa giải. Sau khi nhận được đơn, tổ đã cùng hai bên đến hiện trường, khu vực giáp ranh, cống thoát nước để nghe các bên trình bày thực tế, chỉ ranh giới đất của mỗi gia đình,...

Nghe hai bên trình bày xong, tổ hòa giải đã phân tích với hai bên về lý về tình ở tại chỗ giáp ranh. Sau khi giải thích rõ ràng cho hai bên để lập biên bản, tổ hòa giải đề nghị hai gia đình cho ý kiến hòa giải tại đây hay ra hội trường thôn.

“Hai gia đình đã thống nhất giải quyết mâu thuẫn ngay tại hiện trường bởi lẽ trước khi nhà này đào lên thì hàng xóm không có ý kiến gì nhưng khi nhà này chuẩn bị đổ móng thì hàng xóm lại phản ánh. Trong khi đó, nhà xây mới không xâm phạm đến móng nhà của hàng xóm. Kết luận buổi hòa giải là hai bên đều thống nhất không có giáp ranh nữa, nước chảy thẳng và khe giữa hai nhà được bố trí làm ống thoát nước cho hai gia đình”, ông Hải tâm sự.

Hoà giải ở địa phương: “Làm nhiều nhưng nói ít” Hoà giải ở địa phương: “Làm nhiều nhưng nói ít”

Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm công tác tại địa phương, ông Trần Quang Chước cho biết, các thành viên thôn Rô làm với ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động