Hoà giải ở địa phương: “Làm nhiều nhưng nói ít”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrao đổi với PV, ông Trần Quang Chước, SN 1950, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Mặt trận dân cư, thành viên tổ hòa giải thôn Rô, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, ông tham gia công tác hòa giải từ năm 1998 và gắn bó với công tác này hơn 20 năm nay.
Bác Trần Quang Chước, có hơn 20 năm công tác tại địa phương. |
Ông Chước cho biết thêm, để làm tốt công tác hòa giải, người hòa giải viên phải tìm hiểu chính sách phát luật, quy định của địa phương để vận động, tuyên truyền cho nhân dân làm tốt quy định. Nhiều năm nay, tại địa bàn thôn Rô không có tình trạng đơn thư, khiếu kiện vượt cấp. Những mâu thuẫn thường xảy ra đều về lĩnh vực đất đai, tranh chấp ranh giới giữa các hộ gia đình, tranh chấp ngõ đi chung,...
Theo ông Chước, trên địa bàn dân cư, khi có sự việc mâu thuẫn xảy ra, thành viên tổ hòa giải luôn đến gặp gỡ hai bên, lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và tâm tư, nguyện vọng của các bên. Sau đó, thành viên tổ hòa giải sẽ phân tích về mặt pháp luật, cái tình, cái lý cho mỗi bên nghe và từ đó phân tích cái đúng, sai trong mong muốn của mỗi bên.
Sau khi nghe phân tích, nhiều người dân hiểu ra được vấn đề, hiểu được cái đúng, cái sai, cái mình mong muốn nhưng không đúng quy định của pháp luật nên đã nghe theo. Có những gia đình, sau khi nghe thành viên tổ hòa giải phân tích đúng sai đã nghe ra và làm theo, không gây nên mâu thuẫn nữa.
“Để mọi người nghe theo không chỉ phân tích chuyện đúng sai theo tình và lý, chúng tôi còn phải công tâm giữa các bên thì người dân mới nghe theo. Ngoài ra, các thành viên hòa giải ở thôn đều là những người có uy tín trong khu dân cư, được nhân dân tín nhiệm nên mọi người nghe lời khuyên bảo, giải tỏa mâu thuẫn”, ông Chước nói.
Ông Chước chia sẻ, nhiều năm trở lại đây, khu dân cư thôn Rô luôn đảm bảo được yên bình, tình đoàn kết trong khu dân cư được nâng cao, không có mâu thuẫn lớn, tai tệ nạn đều được giảm đi.
Bác Chước cùng một số thành viên tổ hòa giải chia sẻ về các tình huống hòa giải. |
“Là người công tác lâu năm tại địa phương, chúng tôi hầu hết đều làm với tinh thần trách nhiệm, làm hết mình để địa bàn dân cư được yên bình chứ không thể hiện, chúng tôi làm nhiều nhưng nói thì ít”, ông Chước nhấn mạnh.
Kể về một câu chuyện hòa giải đáng nhớ, ông Chước cho hay, trên địa bàn thôn Rô có trường hợp một gia đình ông A ở trong ngõ, khi xã đổ bê tông đường làng ngõ xóm cho rộng rãi, sạch sẽ thì không ý kiến. Sau đó không lâu, ông này sửa nhà, quá trình múc móng cũ đi thì phát hiện đường bê tông ngõ xóm đã đổ đè lên móng nhà của ông A và ông này đã xây ra 15cm so với ngõ xóm.
Khi thấy ông này xây ra như vậy nên nhiều hộ gia đình trong xóm không đồng ý và đã ý kiến đến tổ hòa giải. Nhận được phản ánh của người dân, tổ hòa giải đã đến gặp mặt các bên, lắng nghe các bên trình bày ý kiến và mong muốn của mỗi bên.
Sau khi lắng nghe ý kiến, tổ hòa giải đã phân tích cái lý, cái tình, đúng, sai về sự việc trên và mọi người đều thống nhất là nhà ông A này không sử dụng đến khu vực đất tại móng nhà. Do đó, để nguyên bê tông đã đổ làm đường đi cho rộng rãi. Tổ hòa giải tư vấn được 1-2 hôm thì gia đình ông A nghe ra và quyết định không xây nữa.
Bên cạnh đó, trong ngõ đều là người họ hàng với nhà ông A này nên ông A cũng đồng tình, để ngõ đi chung cho rộng. Giải quyết xong mâu thuẫn, gia đình ông A và mọi người trong xóm lại vui vẻ, đoàn kết như xưa.
Chia sẻ về công việc của mình, ông Chước thông tin, hơn 20 năm qua làm công tác tại địa phương, ông được gia đình hết sức ủng hộ, tạo điều kiện để ông đi làm bất kể thời gian nào dù sáng sớm hay đêm tối.
Gia đình tạo điều kiện nên hơn 20 năm qua, ông đã đóng góp một phần sức của mình giúp thôn xóm được yên bình, mọi người được vui vẻ, đoàn kết bên nhau.
Sẵn sàng dành nhiều thời gian cho địa bàn dân cư được yên bình Ông Nguyễn Viết Thành cho biết, mặc dù công việc hòa giải tại địa bàn dân cư không nhiều và các vụ việc hòa giải ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại