Sẵn sàng dành nhiều thời gian cho địa bàn dân cư được yên bình
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrao đổi với PV, ông Nguyễn Viết Thành, sinh năm 1958, Trưởng thôn Đình, Tổ trưởng tổ hòa giải thôn Đình, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, tổ hòa giải ở thôn ông có 5 thành viên. Từ đầu năm 2021 đến nay, tổ ông đã hòa giải được 5 vụ việc, chủ yếu về tranh chấp đất đai, xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Ông Nguyễn Viết Thành chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi trong công tác hòa giải. |
Ông Thành cho biết thêm, ông tham gia công tác hòa giải tại thôn Đình từ năm 2015, thời điểm đầu tham gia công tác hòa giải ông cũng có nhiều bỡ ngỡ về quy trình, cách tư vấn cũng như vấn đề pháp lý liên quan. Tuy nhiên, trải qua 6 năm làm công tác hòa giải, cùng với cá nhân tìm tòi học hỏi và được các cấp quan tâm, thường xuyên tổ chức các lớp phổ biến pháp luật, tư vấn thuyết cơ bản trong quá trình hòa giải. Hiện tại, ông tự tin cùng các thành viên trong tổ thực hiện các công việc hòa giải, lắng nghe ý kiến các bên, đưa ra giải pháp hòa giải phù hợp, vận động, tuyên truyền các bên đi đến cái kết vui vẻ, không còn mâu thuẫn và giữ đoàn kết trong địa bàn dân cư.
Theo ông Thành, trong 6 năm làm công tác hòa giải, tổ hòa giải thôn Đình đã hòa giải được rất nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong khu dân cư liên quan đến đất đai, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường,… Trong đó phải kể đến một số vụ việc, tổ ông đã giúp các bên đoàn kết, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường,…
Vụ thứ nhất có thể kể đến là gia đình ông A chuẩn bị xây dựng nhà ở mặt đường, mọi người đã đến cắm cọc và đánh dấu mốc đất của nhà ông A, được gia đình ông A đồng ý với mốc đất đó. Khi đổ móng, gia đình ông A đổ đúng theo các mốc đã cắm lúc trước. Tuy nhiên, khi xây nhà lên trên, ông A đã xây ra khu vực đất không phải của nhà ông A khiến mọi người bức xúc phản ánh đến thôn. Nhận được tin báo, tổ hòa giải đã đến nhà ông A xem xét tình hình và trò chuyện với nhà ông A. Tổ hòa giải phân tích cho gia đình ông A lợi, hại của việc xây dựng lên đất ngoài sổ đỏ và gia đình ông A đã nghe, tự tháo dỡ phần xây lên đất ngoài sổ đỏ.
“Đối với tôi, việc vận động, tuyên truyền khéo và giải quyết vấn đề nhanh chóng, không phải đơn từ thì đó là hình thức hòa giải tốt nhất”, ông Thành nói.
Một trường hợp khác, nhà ông B xây dựng và xây lấn vào rãnh nước chảy của thôn chèn rãnh nước thải từ chiều rộng khoảng 40cm xuống còn 30cm khiến việc thoát nước bị khó khăn, ùn ứ gây tắc. Nhận được phản ánh của người dân, tổ hòa giải đã đến nhà ông này để làm việc. Tổ hòa giải đi xem xét thực tế thì thấy gia đình ông này đã xây lấn vào cống thoát nước 10cm, người dân phản ánh là đúng. Tổ đã ngồi trò chuyện với gia đình ông này, phân tích đúng sai và việc xây hẹp ống thoát nước khi nước chảy nhiều, bị ùn ứ, tắc nghẽn thì nhà ông là chỗ bị trào đầu tiên,… Nghe các thành viên tổ hòa giải phân tích có tình, có lý nên ông này nhận thấy việc mình xây dựng lấn vào đường ống thoát nước là sai và đã vui vẻ tự nguyện tháo dỡ.
Trong 6 năm làm công tác hòa giải, ông Thành luôn cảm thấy nhẹ nhõm mỗi khi hòa giải thành. Khi nhìn thấy hai gia đình có mâu thuẫn được hóa giải, mọi người vui vẻ, hòa đồng bên nhau ông thấy công việc của mình thật ý nghĩa, cảm thấy công sức và những tâm tư của mình một phần nào góp sức cho địa bàn yên bình.
“Được mọi người tin tưởng, đi hòa giải mọi người nghe và tự tháo dỡ vi phạm là chúng tôi vui lắm rồi. Ở địa phương, mọi người luôn vui vẻ, hòa đồng, tình đoàn kết trong địa bàn dân cư được nâng lên, an ninh trật tự được đảm bảo là chúng tôi vui lắm. Dù có vất vả hay mất nhiều thời gian hơn để địa bàn dân cư luôn yên bình chúng tôi lúc nào cũng sẵn sàng và dành tâm sức cho công việc đó”, ông Thành nhấn mạnh.
Yêu công việc hòa giải hơn khi thấy tình làng nghĩa xóm đoàn kết Bà Lại Thu Hà, Tổ trưởng Tổ hòa giải địa bàn dân cư số 6 phường Ngọc Khánh cho biết, mỗi cuộc hòa giải thành ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại