Thứ năm 08/08/2024 06:27

Phần thịt lợn rất giàu collagen nhưng chuyên gia khuyên không nên ăn nhiều

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bì lợn, phần da của con lợn, là một món ăn được nhiều người yêu thích nhờ chứa nhiều loại vitamin, sắt, canxi và đặc biệt là collagen - tốt cho da và tóc. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên không nên ăn quá nhiều. Vậy lý do vì sao?
Phần thịt lợn rất giàu collagen nhưng chuyên gia khuyên không nên ăn nhiều
Ảnh minh hoạ

Thành phần dinh dưỡng trong bì lợn

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, protein trong bì lợn chủ yếu là keratin, elastin và collagen. Gelatin và collagen hoạt động như xi măng, giúp gắn kết các tế bào tạo nên mô cơ thể. Điều này có nghĩa là chúng rất tốt cho da, gân, xương và tóc. Đặc biệt, những người có vấn đề về xương khớp thường dùng bì lợn với hy vọng bổ sung chất keo để bôi trơn các khớp, giúp vận động dễ dàng hơn.

Bì lợn chứa rất ít carbohydrate, gần như là 0%. Điều này giúp ăn bì lợn không gây tăng đường huyết, phù hợp cho những người đang ăn kiêng.

43% chất béo trong bì lợn là chất béo không bão hòa, chủ yếu là axit oleic, tương tự như chất béo trong dầu ô liu, có lợi cho sức khỏe khi tiêu thụ với lượng vừa phải.

Bì lợn chứa nhiều natri, giúp điều chỉnh sự hấp thụ glucose và lượng chất lỏng trong cơ thể, cải thiện chức năng não và duy trì sức khỏe làn da.

Vì sao không nên ăn nhiều bì lợn?

Khó tiêu hóa: theo các chuyên gia dinh dưỡng, protein trong bì lợn rất khó tiêu, không nên ăn nhiều. Ở nhiều nước, bì lợn chỉ được sử dụng làm thạch và chất phụ gia công nghiệp thay vì thực phẩm trực tiếp.

Hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao: 150g bì lợn chứa tới 122mg cholesterol và 37g chất béo bão hòa, kết hợp gây ra tác hại cho sức khỏe, có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đau tim.

Lượng muối cao: với gần 0,6g natri trong 150g bì, tiêu thụ nhiều bì lợn có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch và huyết áp. WHO khuyến nghị mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2g natri mỗi ngày.

Nguy cơ tổn thương màng ruột: chân lông lợn còn lại trên bì rất cứng, có thể cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày, gây tổn thương. Vì vậy, nhiều bà nội trợ thường bỏ bì hoặc chỉ sử dụng khi đã làm sạch lông kỹ càng.

Nguy cơ hóa dhất độc hại: một số nơi kinh doanh sử dụng hóa chất để tẩy trắng bì lợn, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, chỉ nên ăn bì đã sạch lông và tránh mua sản phẩm không rõ nguồn gốc.

5 phần thịt lợn ngon nhất bạn nên mua khi đi chợ 5 phần thịt lợn ngon nhất bạn nên mua khi đi chợ
Có nên ăn thịt lợn hàng ngày? Có nên ăn thịt lợn hàng ngày?
Cách bảo quản thịt lợn an toàn, tươi ngon quanh năm Cách bảo quản thịt lợn an toàn, tươi ngon quanh năm
KH
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động