Nữ bệnh nhân phải cắt lá phổi trái sau 3 tháng xuất hiện ho kéo dài, hụt hơi
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC |
Trước khi phẫu thuật khoảng 3 tháng, chị T bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho kéo dài, thỉnh thoảng ho ra đờm, đi lại hụt hơi. Chị đi khám và được chẩn đoán u phổi trái.
Kết quả sinh thiết xuyên thành ngực cho thấy khối u thùy trên phổi trái của chị T có kích thước 83x98mm, có đậm độ tổn thương hỗn hợp đậm độ vôi xơ và tổ chức dính sát màng phổi trung thất và màng tim. Hạch nhỏ hình thoi nhóm V và VI trong trung thất. Soi phế quản cho thấy hẹp khẩu kính phế quản thùy trên trái (S6 trái), tổ chức hoại tử bít tắc chít hẹp S8, S9, S10 bên trái.
Bệnh nhân được điều trị theo hướng viêm phổi, tuy nhiên các triệu chứng không cải thiện. Các chuyên khoa trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cắt lá phổi trái cho chị T.
Phẫu thuật diễn ra thành công, khối u được cắt bỏ hoàn toàn. Sau mổ, chị T được theo dõi sát và chăm sóc tích cực. Hiện tại, chị T đã hồi phục và có thể sinh hoạt nhẹ nhàng.
Theo Đại tá TS Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, phẫu thuật cắt lá phổi trái là một phẫu thuật lớn, có nhiều rủi ro. Các bác sĩ phải chuẩn bị đầy đủ để chức năng phổi phải còn lại đảm bảo hô hấp, bù trừ khi cắt phổi trái. Khi còn một lá phổi sẽ làm thay đổi áp lực trong khoang lồng ngực, sẽ đẩy toàn bộ trung thất từ bên phải sang bên trái, tạo nguy cơ xoắn vặn trung thất.
"Trong trường hợp của bệnh nhân T, khối u có kích thước lớn, chèn ép phế quản, gây khó thở, ho kéo dài. Nếu không phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ viêm phổi do khối u chèn ép phế quản, dẫn tới suy kiệt, nhiễm khuẩn huyết và thậm chí tử vong", bác sĩ Hải cho biết.
9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu | |
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm ai cũng nên biết |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại