Thứ sáu 22/11/2024 17:40

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm ai cũng nên biết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi là gì? Làm sao để phòng tránh bệnh ung thư phổi? Đọc ngay bài viết để biết chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm ai cũng nên biết

Ung thư phổi là một trong những loại bệnh ung thư thường hay gặp phổ biến ở nhiều độ tuổi. Triệu chứng của ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường rất mập mờ giống với nhiều bệnh khác điển hình như: lao phổi, nên người bệnh sẽ khó phát hiện và nếu như không được phát hiện sớm bệnh sẽ diễn biến sang giai đoạn cuối rất khó cứu chữa.

Theo thống kê đưa ra thì tỉ lệ người bệnh mắc phải ung thư phổi giai đoạn đầu hay còn gọi là ung thư phổi giai đoạn 1 có khả năng điều trị thành công chiếm khoảng 80%. Nhưng sau đó, vẫn cần phải tiếp tục thực hiện những biện pháp khác để chắc chắn những tế bào ung thư được đẩy lùi hoàn toàn.

Nhưng việc phát hiện ra bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường rất khó khăn, chính bởi những biểu hiện của bệnh không được rõ ràng và thường giống với những bệnh thông thường khác. Trên thế giới, chỉ có khoảng 20% người bệnh được phát hiện mắc bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm.

Do đó để có thể nhận biết rõ ràng được những triệu chứng của bệnh ung thư phổi bạn nên cần tìm hiểu kỹ để tránh việc bản thân bị mà không biết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi thường gặp

Về cơ bản, các triệu chứng của 2 loại u phổi ác tính này là tương tự nhau. Những biểu hiện ban đầu có thể nhận thấy thường là:

  • Ho kéo dài;

  • Ho có đờm hoặc máu;

  • Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu, cười hoặc ho;

  • Khàn tiếng;

  • Hụt hơi;

  • Thở khò khè;

  • Suy nhược và mệt mỏi;

  • Chán ăn dẫn đến sụt cân.

  • Mệt mỏi, ho kéo dài, biếng ăn dẫn tới sụt cân cần cảnh giác với u phổi ác tính

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản kèm theo. Khi khối u lan rộng, một loạt triệu chứng khác sẽ xuất hiện, phụ thuộc vào vị trí khối u mới hình thành. Cụ thể, nếu khối u xuất hiện ở:

  • Hạch bạch huyết: người bệnh có hiện tượng nổi u, đặc biệt ở cổ hoặc xương đòn;

  • Xương: người bệnh cảm thấy đau xương, nhất là ở lưng, xương sườn hoặc hông;

  • Não hoặc cột sống: triệu chứng có thể là nhức đầu, chóng mặt, dễ mất thăng bằng hoặc tê tay/chân’

  • Thực quản: gây khó nuốt;

  • Gan: người bệnh bị vàng da và mắt.

Các khối u xuất hiện trên đỉnh phổi có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mặt, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt, đồng tử nhỏ, không đổ mồ hôi ở một bên mặt, đau nhức vai. Những triệu chứng này được gọi là hội chứng Horner. Nếu khối u đè lên tĩnh mạch lớn làm nhiệm vụ vận chuyển máu giữa đầu, cánh tay và tim sẽ dẫn đến tình trạng sưng mặt, cổ, ngực trên và cánh tay.

Ngoài ra, đôi lúc tế bào ung thư phổi còn khiến cơ thể tạo ra một chất tương tự như hormone, gây nên một loạt triệu chứng gọi là hội chứng paraneoplastic, bao gồm:

  • Yếu cơ;

  • Buồn nôn và nôn;

  • Giữ nước trong cơ thể;

  • Huyết áp cao;

  • Đường huyết cao;

  • Lú lẫn;

  • Co giật;

  • Hôn mê.

Phòng ngừa bệnh ung thư phổi

Bỏ thuốc lá

Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.

Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.

Tập thể dục thường xuyên

Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả

Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…

Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng

Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động