Thứ bảy 20/04/2024 05:53

Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao kỷ lục

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thông tin được Trạm nghiên cứu khí quyển ở Hawaii ghi nhận ở mức kỷ lục kể từ khi cơ quan này thực hiện việc đo đạc từ năm 1958.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, ngày 8-6 (giờ địa phương), Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) cho biết, dữ liệu đo được từ Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii cho thấy, nồng độ CO2 trong khí quyển vào tháng 5-2021 ở mức trung bình là 419 phần triệu (ppp), tăng so với 417 ppm trong tháng 5-2020.

Thông tin mới đáng lo ngại được công bố trong bối cảnh các nhà lãnh đạo của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chuẩn bị nhóm họp tại Anh trong tuần này nhằm thảo luận về các biện pháp đẩy mạnh những nỗ lực ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Cũng theo NOAA, mỗi năm, con người đã thải thêm gần 40 tỉ tấn khối khí CO2 vào bầu khí quyển. Lượng khí thải này xuất phát từ việc khai thác tài nguyên, đốt nhiên liệu và thải vào bầu khí quyển từ năm nay sang năm khác.

Nếu muốn tránh được thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra, ưu tiên hàng đầu phải là giảm lượng khí thải CO2 gây ô nhiễm trong thời gian sớm nhất có thể.

Dù đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới hạn chế đi lại, nhưng hầu như không tác động đến lượng khí thải gây hiệu ứng đang gia tăng hiện nay.

Các nhà khoa học đến từ Viện Hải dương học Scripps ước tính, thế giới cần giảm lượng khí thải từ 20% đến 30% trong ít nhất 6 tháng mới có thể khiến tốc độ gia tăng CO2 trong khí quyển chậm lại đáng kể.

Nếu muốn ngăn tổng lượng CO2 gia tăng, các quốc gia về cơ bản cần phải đạt được mức phát thải ròng bằng 0, chủ yếu bằng cách chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các công nghệ xanh.

CO2 là khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất do con người tạo ra. Sau khi được phát thải, khí CO2 tồn tại trong khí quyển và đại dương trong hàng nghìn năm.

Con người phát thải khí CO2 từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ) được sử dụng trong giao thông vận tải, phát điện, xây dựng, chặt phá rừng, làm nông nghiệp...

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính cản bức xạ nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, do vậy góp phần làm cho Trái đất ấm lên.

LS
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động