Thứ bảy 23/11/2024 09:24

Những kỹ năng xử lý cơ bản khi xảy ra động đất

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nếu bạn ở các khu vực thường xuyên có cảnh báo động đất cần chủ động chuẩn bị sẵn các vật dụng khẩn cấp gồm đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng và để khu vực dễ thấy, dễ lấy đề phòng khi có động đất xảy ra.
Thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết (ảnh sưu tầm)
Thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết (ảnh sưu tầm)

Những năm gần đây động đất diễn ra khá liên tục ở Việt Nam và có chiều hướng tăng dần về tần suất, có thời điểm xảy ra liên tiếp 4 trận chỉ trong 1 ngày.

Theo Viện Vật lý địa cầu, tính từ đầu năm 2023 tới nay Việt Nam đã xảy ra gần 60 trận động đất, nhiều nhất ở Kon Tum. Có thể thấy, khi một trận động đất lớn xảy ra, thật khó để xử trí một cách bình tĩnh. Tuy nhiên, một quyết định trong tích tắc có thể giúp chúng ta thoát nạn một cách chủ động và an toàn.

Do đó, để giữ bình tĩnh và không hoảng sợ khi xảy ra động đất, cần lưu ý một số biện pháp sau đây:

1. Nếu bạn ở các khu vực thường xuyên có cảnh báo động đất cần chủ động chuẩn bị sẵn các vật dụng khẩn cấp gồm đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng và để khu vực dễ thấy, dễ lấy đề phòng khi có động đất xảy ra.

2. Giữ bình tĩnh và bảo vệ chính mình

- Khi nhận được tin cảnh báo sớm của cơ quan chức năng thì chủ động mở cửa ra, vào và cửa sổ để đảm bảo lối thoát hiểm. Nếu xuất hiện dư chấn thì nhanh chóng thoát nạn ra ngoài.

- Nếu ở trong nhà mà không kịp thoát ra ngoài thì hãy ẩn dưới gầm bàn, tủ, giường, khu vực kiên cố gần nhất để tránh đồ đạc và đồ vật từ trên cao rơi xuống.

- Nếu bạn đang ở khu vực bếp, hãy nhanh chóng tắt bếp, khóa van gas và thoát khỏi khu vực bếp.

Chui xuống khu vực kiên cố gần nhất
Chui xuống khu vực kiên cố gần nhất

3. Kiểm tra sự an toàn của người thân và hàng xóm xung quanh bằng cách gọi tên hoặc nếu có thể di chuyển được trong khu vực an toàn thì tìm kiếm xung quanh.

4. Thường xuyên kiểm tra thông tin trên đài phát thanh,...

5. Hướng dẫn mọi người tránh xa khỏi khu vực có nhiều nhà cao tầng hoặc các công trình cao tầng do dư chấn có thể tiếp tục xảy ra khiến các khu vực đó có nguy cơ sập, đổ. Lưu ý không sử dụng ô tô (trừ một số khu vực như miền núi).

6. Nếu có cháy, nổ, tai nạn sự cố xảy ra hãy hô hoán mọi người cùng nhau dập lửa và cứu người, đồng thời gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114 để kịp thời xử lý tình huống.

Tránh xa khu vực công trình, nhà cao tầng
Tránh xa khu vực công trình, nhà cao tầng

7. Dự trữ nhu yếu phẩm hàng ngày

- Thông thường sẽ không có sự hỗ trợ từ bên ngoài trong những ngày đầu sau khi thảm họa xảy ra. Do đó, hãy chủ động tích trữ nhu yếu phẩm chủ động phục vụ giúp đỡ gia đình mình và những người xung quanh để khắc phục khó khăn trước mắt.

- Thu thập thông tin thiên tai và thông tin thiệt hại chủ động báo cho chính quyền địa phương.

8. Chấp hành hướng dẫn của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương

- Tuân thủ các quy tắc trong sinh hoạt cộng đồng tại khu vực di tản, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

- Luôn luôn đề phòng việc ăn, uống hay sinh hoạt chung, để ý đến người già và trẻ nhỏ tránh trường hợp dịch bệnh xảy ra.

- Tiếp tục cảnh giác với dư chấn.

Công an Hải Phòng khuyến cáo 5 bước cơ bản khi xảy ra cháy tại chung cư, nhà cao tầng
Kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường
Từ những vụ nạn nhân nữ mất tích: trau dồi kỹ năng, lối sống lành mạnh
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động