Thứ tư 24/04/2024 04:13
Tố cô gái trẻ không nhường ghế cho con mình “trông xinh mà ý thức kém”:

Nhiều người cho rằng nhường ghế là phép lịch sự chứ không phải là trách nhiệm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những ngày qua câu chuyện cô gái trẻ không nhường ghế cho trẻ em khi đi xe buýt đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc có nhường ghế cho trẻ em hay không là quyền của mỗi người vì điều đó thể hiện bạn là người có "hành động tử tế", chứ không phải "nghĩa vụ" của tất cả mọi người.
Hình ảnh cô gài được người mẹ đăng tải lên face để phản ánh về hành vi không nhường ghế cho trẻ
Hình ảnh cô gài được người mẹ đăng tải lên face để phản ánh về hành vi không nhường ghế cho trẻ

Theo đó, chủ nhân bài đăng là một người mẹ, ghi lại cảnh tượng trên chuyến xe bus khi đi du lịch. Người mẹ này cho biết, khi gia đình lên xe thì hết chỗ nên đã nhờ một cô gái nhường chỗ cho con trai mình. Song do cô gái không nhường nên người mẹ đã chụp lại, đăng ảnh cô gái lên Facebook và cho rằng hành động này thể hiện “ý thức kém”.

Tuy nhiên bài "bóc phốt" của người mẹ lại nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng mạng. Nhiều người đồng ý với người mẹ về ý thức của cô gái trẻ, cho rằng cô ấy quá kém ý thức khi không biết “kính già nhường trẻ”. Tuy nhiên cũng không ít người cho rằng, nhường ghế không phải là nghĩa vụ của người trẻ, nhường thì tốt còn không cũng không có quyền chụp ảnh người ta rồi đăng lên mạng xã hội.

Bởi trong ảnh, cô gái cũng đã để chân sát vào thành xe cho bé trai có chỗ ngồi cùng. Và nhiều người cũng chỉ ra, hành động chụp ảnh người khác và đăng lên MXH khi chưa được cho phép của chủ nhân cũng được xem là không văn minh. Đặc biệt, việc sử dụng hình ảnh mà chưa được sự cho phép của chủ nhân còn vi phạm pháp luật.

Thông thường, ai đi xe buýt cũng đều thấy trên xe thường dán các tờ thông báo với nội dung "Hãy nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ". Do đó, mọi người vẫn luôn coi đây là thước đo về ứng xử nơi công cộng, đồng thời là hành động văn minh, lịch sự. Nhưng suy cho cùng, đây cũng chỉ là "lời cảm phiền" về mặt đạo đức chứ không phải điều luật mà tất cả mọi người cần tuân theo. Nó chỉ đúng trên tinh thần tự nguyện nhường của người đang ngồi, còn trong trường hợp người ngồi không muốn thì họ cũng không sai.

Điều này, cũng đặt ra vấn đề về hành vi ứng xử, là bài học cho các phụ huynh về hành động của người lớn sẽ tác động đến con trẻ như nào trong quá trình nuôi dạy và trưởng thành. Nhìn ở khía cạnh khác, trong phong cách giáo dục hàng ngày, nhiều bậc cha mẹ có thể dạy con nhiều thứ, nhưng dường như "quên" giáo dục những nguyên tắc hành xử đơn giản nhất nơi công cộng cho con như: Giữ gìn trật tự nơi công cộng, biết xếp hàng đúng cách, ai lên trước thì được ngồi trước...

Vì vậy, qua sự việc này càng thấy rõ, việc giáo dục con cách ứng xử nơi công cộng không bao giờ là quá sớm. Ngay từ khi trẻ biết nhận thức, cha mẹ đã có thể đặt ra cho con những nguyên tắc để yêu cầu con áp dụng và quen dần, không nuông chiều theo con vô điều kiện.

Hành vi của con trẻ phản ánh phương pháp giáo dục và cả hành xử của cha mẹ. Trẻ hành xử vô tổ chức, thiếu chuẩn mực, cha mẹ tất yếu cũng sẽ bị xem là nguyên nhân của loạt hành vi đó. Không chỉ thế, lối hành xử này còn có thể hình thành nên tính cách, dẫn đến những lệch lạc trong hành vi khi trẻ trưởng thành.

Quan trọng hơn cả, cha mẹ nên nhìn thẳng vào lỗi lầm của con, dạy con biết cách kiểm soát, phải nhắc nhở và ngăn chặn hành vi sai của con mình, để tránh những hậu quả xấu. Nếu gây ra sai lầm, con cần dũng cảm đứng lên chịu trách nhiệm, thay vì bảo vệ con trước những câu nói như: "Nhìn thấy trẻ con đứng trên xe bus mà cũng không nhường ghế": "Trẻ con có biết gì đâu,... Chính cha mẹ cũng cần tôn trọng người khác, thì con cái mới noi theo và có những hành vi ứng xử đúng mực, văn minh.

Vụ chủ nợ mạo danh người nhà học sinh: Có dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự
Không thể biện minh cho sự nóng giận bằng hành vi vi phạm pháp luật
Mẹ ruột tiếp tay cho người tình "hại đời' con gái 10 tuổi: Trách nhiệm pháp lý phải đối diện?
Dương Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động