Nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp được thực hiện đồng bộ, sát thực tế
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức trợ giúp pháp lý cho người yếu thế trên địa bàn Thủ đô |
Bám sát công tác trọng tâm
Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội, năm 2021, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp của Thành ủy, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp các quận, huyện, thị ủy, các ban, ngành, Sở được thực hiện sâu sát, kịp thời, thường xuyên, hiệu quả. Các nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, bám sát công tác trọng tâm của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy, kết quả toàn diện trên các mặt công tác.
Theo đó, tỷ lệ điều tra khám phá án chung đạt cao (đạt 87,7%). Các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được khám phá nhanh (đạt 98,3%); tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm đạt 91,2%; tỷ lệ kết thúc các vụ án đạt 85% và đều vượt chỉ tiêu Quốc hội, Bộ Công an đề ra.
Tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 100% (vượt 10%); truy tố đúng tội danh đạt 99,97% (vượt 4,97%); tỷ lệ kháng nghị hình sự được tòa án phúc thẩm xét xử chấp nhận đạt 80% (vượt 10%); tỷ lệ kiến nghị được chấp nhận đạt 99,48% (vượt 9,48%). TAND hai cấp TP đã giải quyết được 27.513 vụ việc, trong đó có nhiều vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL được thực hiện tốt, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu chỉ đạo, điều hành của TP. Hoạt động PBGDPL được triển khai sâu rộng, bám sát nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Cùng với đó, công tác tham gia góp ý vào các dự thảo văn bản QPPL của Quốc hội, Chính phủ, các ngành, các cấp được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng. Các cơ quan tư pháp TP đã chủ động, nhanh chóng tập hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ, báo cáo, kiến nghị các cơ quan tư pháp Trung ương để có hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời.
Các cơ quan tư pháp TP đã chủ động tham gia nắm tình hình, thẩm định chính trị nội bộ, phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy đã chỉ đạo các cơ quan tích cực tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản QPPL. Chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt cao.
Đẩy mạnh tuyên truyền công tác cải cách tư pháp
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách tư pháp vẫn còn những bất cập. Trong đó, việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm còn nhiều vướng mắc, nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian; công tác trưng cầu giám định tại các cơ quan chuyên môn còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ điều tra vụ án; công tác thi hành án dân sự còn chưa đạt chỉ tiêu...
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thời gian tới, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy đề nghị UBND TP tiếp tục chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp trên địa bàn TP đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.
Ban Nội chính Thành ủy chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy kế hoạch sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn TP”.
Hội đồng phối hợp PBGDPL TP tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động cải cách tư pháp trên địa bàn TP.
Các cơ quan tư pháp TP tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về phòng, chống tội phạm. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời, có hiệu quả các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác; không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh.
Tại Hội nghị đánh giá kết quả công tác cải cách tư pháp năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, trong năm 2022, các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 208-KH/TU của Thành ủy về triển khai Kết luận số 84-KL/TƯ của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tư pháp, cải cách tư pháp. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại