Hà Nội: Tuyên truyền pháp luật theo từng chuyên đề cụ thể
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội tiếp tục triển khai công tác tư pháp năm 2022 chất lượng, hiệu quả |
Những kết quả ấn tượng
Trong đó, TP quan tâm chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hòa giải ở cơ sở. Theo Sở Tư pháp Hà Nội, năm 2021, Sở đã tuyên truyền, PBGDPL phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL.
Đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/03/2018 của Bộ Tư pháp. Tổng số điểm tự đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn UBND TP Hà Nội kỳ đầu đạt 92.8/100 điểm.
Tư pháp các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác PBGDPL theo Kế hoạch đã đề ra như: Tổ chức 3.114 hội nghị với 324.659 lượt người tham dự; phát hành 4.413.166 tài liệu PBGDPL tập trung vào quy định pháp luật bầu cử, thí điểm mô hình chính quyền đô thị, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh, các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân. Nhiều mô hình, cách thức tuyên truyền PBGDPL có hiệu quả được triển khai nhân rộng.
Công tác hòa giải cơ sở, toàn TP hiện có 4.937 tổ hòa giải với tổng số 31.957 hòa giải viên, trong đó có 2.822/4.937 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”. UBND TP đã tổ chức đánh giá, tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 23/11/2016 của Thành ủy Hà Nội về công tác hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ Nhân dân ngay tại cơ sở và chỉ đạo tích cực triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” .
Kết quả thực hiện các quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 30/30 quận, huyện, thị xã đã tổ chức đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Kết quả, năm 2020 có 558/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,37% (cao hơn năm 2019: 546/584: đạt tỷ lệ 93,5%). Trong đó, nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100% như: Ba Đình, Cầu Giấy, Đan Phượng, Đông Anh...
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Tiếp tục thực hiện chủ đề công tác năm 2022 của TP: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; Căn cứ Chương trình công tác của Bộ Tư pháp, chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Hà Nội tiếp tục triển khai công tác tư pháp năm 2022 chất lượng, hiệu quả.
Trong đó, triển khai công tác PBGDPL toàn diện, đồng bộ, hướng mạnh về cơ sở, tập trung vào các văn bản pháp luật mới được ban hành; các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác năm 2022 của TP, công tác phòng, chống dịch Covid-19 và vấn đề dư luận quan tâm trên địa bàn TP; đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động tư pháp, cải cách tư pháp, pháp luật liên quan lĩnh vực tư pháp, TTHC lĩnh vực tư pháp;
Chú trọng nội dung tuyên truyền theo từng chuyên đề pháp luật cụ thể, phù hợp với từng thời điểm, gắn với các sự kiện CT-XH và phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của TP, địa phương, đơn vị và nhu cầu xã hội; chú trọng công tác PBGDPL trong nhà trường; đẩy mạnh các biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL và tổng kết 10 năm thực hiện Ngày Pháp luật trên địa bàn TP. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; chú trọng công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PBGDPL; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL.
Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL, gắn với việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động PBGDPL. Tăng cường, phát huy vai trò của cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền PBGDPL.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL gắn với triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL; Tổ chức triển khai có hiệu quả “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Rà soát, củng cố, xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, chú trọng thu hút lực lượng công an, bộ đội, cán bộ công chức đã công tác trong lĩnh vực pháp luật tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Phối hợp với cơ quan dân vận các cấp trong việc đẩy mạnh thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở gắn với phong trào thi đua “dân vận khéo”. Đẩy mạnh thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả “Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án” theo quy định.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức hướng dẫn đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật.
Hà Nội tập trung triển khai các Kế hoạch, Đề án, Chương trình về PBGDPL, Kế hoạch của Thành ủy, UBND về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại