An toàn thực phẩm
Ảnh
Nhan nhản hàng quán vỉa hè chưa đạt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dọc các tuyến phố quanh trường học, nhan nhản hàng quán bán đồ ăn, thức uống sẵn. Từ bánh mì, ngô luộc, giò, chả xôi, thịt xiên, xiên que… đến các loại hoa quả dầm. Hầu hết các mặt hàng ăn uống đều bày biện trên các khay đựng đồ ăn sẵn, không có tủ kính bảo quản.
|
Ghi nhận của PV tại ngõ 130 Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) được coi là “thiên đường ẩm thực” thức ăn vỉa hè của giới trẻ. Cứ đến giờ tan tầm buổi chiều, hàng chục xe đẩy bán đồ ăn vặt hoạt động tấp nập, nhộn nhịp. |
|
Những xiên que đầy màu sắc, đủ món như cá viên, xúc xích, hồ lô, phô mai que... trở thành món quà chiều yêu thích của nhiều bạn trẻ. Mỗi xiên giá chỉ từ 2.000 - 10.000 đồng nên các thực khách vô tư chọn lựa, ăn no mà không cần lo về giá cả. |
|
Tại ngõ 130 Xuân Thủy, do vị trí đường hẹp của khu dân cư đông đúc, hầu hết các xe bán đồ ăn luôn tiệm cận gần với các phương tiện, xe cộ di chuyển của người dân. Tuy nhiên, đồ ăn không được che đậy, dễ bám bụi bẩn, ruồi nhặng và nhiễm khuẩn. |
|
Người bán hàng đã chiên sẵn những xiên que. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, nhiều xiên đã bị chiên cháy, ngấm dầu vì được chiên lại nhiều lần. Dù không đảm bảo chất lượng, chúng vẫn được chủ hàng bày bán, mời mua. |
|
Vỉa hè, các lối đi sát tường bị người bán hàng trực tiếp tận dụng để bày sẵn đồ ăn. Những can dầu, can nước sốt chấm không rõ nhãn mác được sử dụng để phục vụ khách hàng. |
|
Can sốt không có nhãn mác được người bán hàng đổ vào các cốc chấm cho khách. |
|
Những túi đồ viên được người bán hàng cắt sẵn và đựng trong thùng xốp phía dưới quầy bán hàng. |
|
Công đoạn sơ chế, chế biến bị tối giản hóa. Người bán hàng không sử dụng găng tay, tay trần bốc thức ăn phục vụ khách. |
|
Thoạt nhìn, khu vực bày bán thực phẩm, không gian chế biến đồ ăn kém vệ sinh, dụng cụ gắp thức ăn chín và thức ăn sống chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. |
|
Gần trường Đại học Thủ đô Hà Nội (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều khay thức ăn, khay cơm không được che đậy. Dưới nền đất, một nồi canh to được người bán hàng mở ra, đong canh vào từng hộp. Người bán hàng sử dụng túi nilon để đựng thức ăn nóng cho khách. |
|
Đồ ăn không được che đậy, bọc kín, tiềm ẩn nguy cơ xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng: bệnh tiêu hóa, nhiễm trùng, ngộ độc,... |
|
Đồ ăn không được che đậy, bọc kín, tiềm ẩn nguy cơ xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. |
|
Tại các khu vực ven cổng trường học, các gian hàng tạp hóa bày bán đủ loại sản phẩm kẹo, bim bim với nhãn mác “lạ”. Những gói đồ ăn vặt được bày bán với giá chỉ từ 1.000 đồng - 5.000 đồng. Nhìn vào danh mục nhãn trên bao bì, thành phần chủ yếu là các chất phẩm màu, gia vị, chất phụ gia và nghèo chất dinh dưỡng. |
|
Em Huy Hoàng (học sinh lớp 7, trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Em thường mua tăm cay, cá hồi nướng, thạch dừa... ngoài các quán vỉa hè vì chúng ngon, rẻ, mua được nhiều loại”. |
|
Sau giờ tan học, học sinh tụ tập chia nhau gói bim bim cay, gói kẹo. Những xe đẩy bán trà sữa, nước đủ màu cũng trở thành những tụ điểm yêu thích của những “thượng đế nhí”. |
|
Trên thực tế, các gánh hàng rong, xe đẩy, quán ăn vỉa hè hiện nay chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Theo quy định của Bộ Y tế, người kinh doanh thức ăn đường phố phải bảo đảm 10 tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm gồm: đủ nước sạch, có dụng cụ gắp thức ăn chín, không để lẫn thức ăn chín và sống; nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm; người làm dịch vụ chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức và khám sức khỏe định kỳ, nhân viên đeo tạp dề, khẩu trang, mũ khi bán hàng; không sử dụng phụ gia và màu thực phẩm; thức ăn phải được bày bán trên giá cao hơn 60cm, được bày bán trong tủ kính và bao gói hợp vệ sinh; có dụng cụ đựng chất thải… |
Mộc Miên - Tuyết Linh