Người đưa tiền nhờ “chạy án” có bị xử lý hình sự không?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky bị truy tố tội “Đưa hối lộ”, trong đó có hành vi đưa tiền để “chạy án” tại vụ Chuyến bay giải cứu. Ảnh: Q.V |
Bị lừa vì nhờ người “chạy án”
Ngày 31/7, Công an thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh tạm giam đối với Dương Cao Phát về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra, ngày 9/6/2023, biết việc con trai chị N.T.T là Vũ Văn Hà (SN 1993, trú tại thị xã Quảng Yên) bị Cơ quan CSĐT Công an thị xã Quảng Yên tạm giữ về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy”, Dương Cao Phát đã nói với chị T mình có nhiều mối quan hệ quen biết trong lực lượng Công an, có thể giúp Hà giảm nhẹ án.
Chị T đã chuyển 30 triệu đồng để Phát lo “chạy án” cho Hà từ bị xử lý khoản 2 xuống khoản 1 tội Mua bán trái phép chất ma túy, và chuyển 60 triệu đồng để xin cho Hà không bị xử lý về hành vi Trộm cắp tài sản.
Thực tế, hành vi của chị T không hiếm trong xã hội. Thường khi thấy người nhà bị bắt, bị giam giữ, nhiều người sẽ có mong muốn người thân được giảm án, sớm trở về với gia đình.
Lợi dụng tâm lý này, nhiều đối tượng đã tạo dựng vỏ bọc, giả danh là Công an, người thân, người quen của một số lãnh đạo trong ngành Công an để tiếp cận với bị hại, hứa hẹn có thể tác động giúp người có liên quan đến pháp luật không bị xử lý khiến cho bị hại tin tưởng để chiếm đoạt tài sản.
Đơn cử, tháng 4/2022, sau khi biết thông tin về việc bị hại có thân nhân đang bị điều tra liên quan đến vụ án do Công an tỉnh Kon Tum thụ lý, đối tượng Nguyễn Việt Bắc, sinh năm 1983, trú tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội đã tự xưng là "cán bộ Cục Cảnh sát hình sự quản lý địa bàn Tây Nguyên, đã phá nhiều chuyên án lớn, có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo Công an các tỉnh Tây Nguyên để giúp người nhà của bị hại được trắng án", sau đó chiếm đoạt số tiền 70.000USD.
Hay đối tượng Chế Kim Mỹ Ngân, SN 1981, trú tại Ninh Thuận và bị hại là bạn bè, sau khi biết bị hại đang có liên quan đến vụ việc do Cục Cảnh sát hình sự phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh điều tra xử lý nên Ngân đã giới thiệu "là người có quan hệ với lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về công nghệ cao và Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị bị hại chuyển số tiền 10 tỷ đồng để lo không bị xử lý", sau khi đã chiếm đoạt số tiền 6,6 tỷ đồng, đang yêu cầu chuyển nốt hơn 03 tỷ đồng thì Ngân bị phát hiện, bắt giữ.
Đối tượng Trần Kim Hùng, SN 1983, trú tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo bằng việc tự xưng mình là "Phó Trưởng phòng thanh tra pháp luật thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, có nhiều mối quan hệ quen biết trong lực lượng Công an và có thể giúp xử lý được các vụ án, vụ việc mà cơ quan Công an đang thụ lý, giái quyết".
Người nhờ “chạy án” cũng bị xử lý hình sự
Trong các quy định của pháp luật hình sự hiện nay không có giải thích hay khái niệm “chạy án”, tuy nhiên thực tế có thể hiểu “chạy án” hình sự là việc dùng mọi thủ đoạn để làm sai lệnh, bóp méo và thậm chí là xoay chuyển vụ án hình sự theo hướng có lợi cho người phạm tội. Lúc này, việc áp dụng hình phạt với người phạm tội là không tương xứng với lỗi, hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người phạm tội. Do đó sẽ không tạo được sức răn đe, tính giáo dục càng không làm cho việc thực thi quy định pháp luật trong xã hội bị giảm sút.
Việc những người có chức vụ quyền hạn, hoặc người giả mạo công an, cán bộ điều tra hoặc tự nhận có người quen trong ngành để nhận tiền “chạy án” bị truy tố trách nhiệm hình sự là chuyện đương nhiên.
Theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, đối tượng có thể bị truy tố về tội Nhận hối lộ nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu người không có chức vụ, quyền hạn có hành vi nhận tiền nhằm thực hiện việc chạy án nhưng không thực hiện được vì không có chức vụ, quyền hạn mà vẫn nhận tiền hòng chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm doạt tài sản nếu người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi chạy án nhận tiền hoặc tài sản của người khác với cam kết can thiệp vào quá trình tố tụng.
Không những người nhận tiền chạy án bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, người đưa tiền nhờ chạy án cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội Đưa hối lộ.
Cụ thể, theo Điều 364 Bộ luật hình sự 2015, người nào có hành vi đưa tiền trực tiếp hay qua trung gian cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác nhằm để người có chức vụ, quyền hạn thực hiện việc chạy án theo yêu cầu của người đưa tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đưa hối lộ.
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đưa hối lộ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bị can, bị cáo đã tử vong, xử lý vụ án thế nào? Liên quan đến vụ việc bị can Lê Thu Vân (vợ ông Lê Tùng Vân) tử vong do bệnh nặng trong quá trình tại ngoại, ... |
Mâu thuẫn cá nhân, nhóm thanh niên đánh bị hại thương tích 57% Ngày 1/8, Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại