Thứ sáu 22/11/2024 18:57

Ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo BSCKI Phạm Văn Tuấn - Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng báo động, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
Nguyên nhân chính của việc trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất đến từ sự bất cẩn của người lớn. Ảnh: Duy Linh

Nguyên nhân chính gây ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em là do người lớn bất cẩn không để thuốc và hóa chất ở nơi an toàn, khiến trẻ ăn, uống nhầm; do cha mẹ tự ý mua thuốc cho con uống theo kinh nghiệm bản thân hoặc nghe theo lời người quen; do trẻ có suy nghĩ tiêu cực.

Triệu chứng ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em

Trẻ em bị ngộ độc thuốc và hóa chất có thể biểu hiện qua 3 con đường: qua da và niêm mạc, qua đường tiêu hóa và qua đường hô hấp. Mỗi con đường nhiễm độc sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

Qua da và niêm mạc: da xuất hiện nhiều nốt sưng đỏ, nốt phỏng, đau rát, bỏng.

Qua đường tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc...

Qua đường hô hấp: ho, khó thở, khò khè, tím tái.

Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất

Khi phát hiện trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

Tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc.

Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Trong khi chờ đợi, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu như sau:

Nếu bị nhiễm độc qua da và niêm mạc: rửa vùng da và niêm mạc tiếp xúc với hóa chất bằng nước sạch. Nếu hóa chất rơi vào mắt cần rửa mắt bằng cách ngụp và chớp mắt liên tục trong chậu nước sạch, nhỏ nước muối sinh lý.

Nếu bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa:

Kê cao đầu hoặc giữ trẻ ở tư thế ngồi nếu trẻ còn tỉnh táo, trường hợp trẻ bị bất tỉnh thì cho nằm nghiêng bên trái.

Nếu trẻ còn tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, cha mẹ dùng ngón tay kích thích vào vùng sàn họng trẻ để trẻ nôn.

Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.

Tuyệt đối không gây nôn cho trẻ trong trường hợp trẻ hôn mê, li bì, co giật hoặc nghi ngờ uống phải các hóa chất có tính chất ăn mòn như axit, bazơ, xăng dầu,…

Nếu bị nhiễm độc qua đường hô hấp: đưa trẻ ra khỏi khu vực có hóa chất gây độc, xịt mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, sau đó cho trẻ súc miệng nhiều lần.

Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em

Để phòng tránh ngộ độc hóa chất ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Để thuốc và hóa chất độc hại ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ.

Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống.

Không để chung thuốc uống với thuốc khử khuẩn hay các loại chai lọ hóa chất khác.

Không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thuốc nên được bảo quản trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng.

Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, vứt bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.

Trẻ 10 tuổi vỡ thận do bị ngã trong lúc chơi đùa
Tai nạn thương tích ở trẻ em: Trẻ thiếu nhiều kỹ năng sống
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động