Nghệ An: Nguyên nhân nào khiến 76 học sinh trường mầm non bị ngộ độc thực phẩm?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An thăm hỏi các cháu bị ngộ độc tại BV đa khoa huyện Đô Lương |
Trao đổi với phóng viên PL&XH, ông Phạm Ngọc Quy - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An thông tin, sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, đơn vị đã cử cán bộ phối hợp với các cơ quan liên quan, trực tiếp về trường mầm non xã Thuận Sơn ngay trong đêm 9/5 để thu thập mẫu, điều tra xác định rõ nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm cho các cháu.
Báo cáo nhanh từ đơn vị này gửi Sở Y tế Nghệ An cho thấy, vào khoảng 10 giờ 30 phút ngày 9/5/2023, tại Trường mầm non Thuận Sơn (tổng số học sinh là 354 cháu) có tổ chức ăn bán trú cho 304 cháu với các món: Cơm, thịt lợn kho trứng cút, rau muống xào và canh bí đỏ nấu lạc. Sau khi ăn các cháu đi ngủ trưa và không ghi nhận có biểu hiện bất thường. Trong bữa ăn giữa chiều, nhà trường chia thành 2 đối tượng ăn gồm: Nhóm thứ nhất có 37 cháu nhà trẻ (các cháu 2 tuổi) ăn các món gồm dưa lê (vào lúc 14 giờ 30 phút) và miến nấu thịt lợn băm (vào lúc 15 giờ 30 phút); sau khi ăn không ghi nhận các cháu có biểu hiện bất thường;
Nhóm thứ hai có 267 cháu mẫu giáo (các cháu từ 3 - 5 tuổi) ăn sữa chua do các cô nuôi của nhà trường tự chế biến vào lúc 15 giờ 30 phút. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, xuất hiện 1 trường hợp đầu tiên có biểu hiện đau bụng, nôn, được người nhà đưa vào Trạm Y tế xã Thuận Sơn để sơ cứu. Từ đó đến 22 giờ cùng ngày, lần lượt ghi nhận có 76 trường hợp có triệu chứng tương tự và được đưa đến Trạm Y tế xã Thuận Sơn (21 cháu) và Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương (55 cháu).
Tại các cơ sở cấp cứu và điều trị, các cháu được chẩn đoán ngộ độc thức ăn, được điều trị bằng uống oresol, truyền dịch bù nước, điện giải và theo dõi. Đến 23 giờ 30 phút ngày 9/5, 21 cháu điều trị tại Trạm Y tế sức khỏe ổn định và về nhà. Đến 8 giờ sáng 10/5, 55 cháu điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương sức khỏe ổn định và chờ làm thủ tục ra viện.
Cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm làm rõ nguyên nhân. |
Ghi nhận tại thời điểm điều tra, cơ sở cơ bản chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm như: Nơi chế biến sạch sẽ; Đảm bảo tách biệt giữa các khu vực; Thu gom rác thải hàng ngày, thùng rác có nắp đậy kín; Có trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm đầy đủ, đảm bảo tách biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín; Nhân viên chế biến không mắc các bệnh truyền nhiễm; Không đánh giá về thực hành của nhân viên chế biến do tại thời điểm điều tra, cơ sở không tổ chức chế biến, nấu nướng.
Ghi nhận một số tồn tại của cơ sở tại thời điểm điều tra như: Thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thực phẩm còn một vài bước chưa đúng quy định; Chế biến, bảo quản sữa chua tự ủ chưa đảm bảo.
Bước đầu nhận định, 76 trường hợp ngộ độc đều là các cháu mẫu giáo ăn món sữa chua do nhà trường tự ủ vào bữa ăn giữa chiều 9/5. Các cháu nhà trẻ trong bữa ăn giữa chiều không ăn món sữa chua và không ghi nhận có triệu chứng bất thường. Trước đó, các cháu (nhà trẻ và mẫu giáo) đều ăn bữa ăn trưa tại trường và không ghi nhận có triệu chứng bất thường.
Về quá trình chế biến món sữa chua, lực lượng chức năng xác định, sữa chua được các cô nuôi tự chế biến (nguyên liệu làm sữa chua sử dụng sữa đặc nhãn hiệu Famyl (NSX 28/4/2023, HSD: 28/5/2024), sữa chua nhãn hiệu Hanoimilk (NSX: 28/4/2023, HSD: 11/6/2023) và nước giếng khoan qua lọc, ủ từ 17 giờ ngày 8/5, đến 15 giờ 30 phút ngày 9/5 đem ra để cho các cháu ăn. Trong quá trình chế biến, sữa chua được ủ và bảo quản ở nhiệt độ thường, không bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh.
Trao đổi về vụ việc này, ông Nguyễn Tất Tây - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đô Lương cho biết, khi vụ việc xảy ra, phòng cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành làm rõ sự việc. Thời gian qua phòng cũng thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm bán trú đối với các cơ sở bếp ăn bán trú trên địa bàn toàn huyện. Riêng Hiệu trưởng trường mầm non xã Thuận Sơn hiện đang làm việc với cơ quan chức năng nên chưa có thông tin nào cụ thể về vụ việc.
Căn cứ kết quả điều tra bước đầu, hiện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An đã tiến hành gửi 6 mẫu để kiểm nghiệm xác định nguyên nhân, gồm 01 mẫu sữa chua (mẫu thực phẩm) và 4 mẫu bệnh phẩm.
Cảnh báo ngộ độc khi ăn so biển | |
Hà Nội: 3 trẻ nhỏ nhập viện sau khi ăn loại bánh có chứa ma túy | |
Kỳ 2: Hậu quả khôn lường từ ngộ độc thực phẩm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại