Ngành Tư pháp đạt nhiều kết quả nổi bật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tổ chức tuyên truyền pháp luật qua Phiên tòa giả định tại Trường Trung học cơ sở Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024. Ảnh: P.V |
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2024, Bộ cùng các Bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 28 luật, 05 nghị quyết quy phạm. Trong đó, Bộ Tư pháp đã chủ trì, xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 03 luật, 01 nghị quyết.
Công tác thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL được chú trọng, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp được đánh giá cao, là cơ sở quan trọng để quyết định ban hành văn bản. Công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn và gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2024-2030”; Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030”;
Các hoạt động PBGDPL triển khai với nhiều mô hình mới, tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách qua mạng xã hội; các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 được tổ chức rộng rãi từ trung ương đến cơ sở, truyền tải mạnh mẽ thông điệp thượng tôn Hiến pháp và pháp luật đến toàn dân.
Công tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, với trên 621 nghìn việc được thi hành xong, thu được trên 117 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 45 nghìn việc và tăng hơn 27 nghìn tỷ đồng so với năm 2023. Việc theo dõi thi hành án hành chính ngày càng hiệu quả hơn. Các cơ quan đã thi hành xong 896 bản án, quyết định hành chính, tăng 314 so với năm 2023.
Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được đổi mới, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay, tất cả 63 tỉnh, TP đã triển khai thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID và được người dân đón nhận tích cực. Trong gần 02 tháng thực hiện thí điểm, đã cấp 70.000 Phiếu LLTP điện tử, chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số hồ sơ cấp Phiếu LLTP trên toàn quốc.
Thể chế pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được hoàn thiện với việc Bộ, ngành Tư pháp tham mưu Chính phủ trình Quốc hội khóa XV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản và Luật Công chứng (sửa đổi).
Công tác trợ giúp pháp lý đóng vai trò tích cực trong an sinh và phát triển kinh tế-xã hội. Cả nước đã thụ lý 63.361 vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó có 56.034 vụ việc tham gia tố tụng. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Công tác xây dựng ngành, kiện toàn tổ chức, bộ máy được triển khai quyết liệt;…
Các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã tổ chức 566.479 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 55 triệu lượt người; tổ chức 10.239 cuộc thi cho hơn 14 triệu lượt người dự thi; phát hơn 46 triệu tài liệu tuyên truyền PBGDPL; đến nay có 10.188 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt 94,7%). Các hòa giải viên trong cả nước đã tiếp nhận 97.082 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành trung bình là 84,8%. |
29/32 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Thời gian qua, Phòng Tư pháp huyện Chương Mỹ, Hà Nội không ngừng phấn đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hoạt động ... |
Thúc đẩy các nhiệm vụ về số hóa, tạo lập dữ liệu số Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Bộ Tư pháp đang quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, góp phần vào thành công ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại