Đảm bảo quyền đăng ký hộ tịch của người dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông chức tư pháp – hộ tịch xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính cho công dân ngày 29/11/2024. Ảnh:Bạch Dương |
Theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, phương thức đăng ký, quản lý hộ tịch từng bước được hiện đại hóa thông qua việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, triển khai Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung miễn phí, thống nhất tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương gồm trên 10.000 UBND cấp xã, hơn 700 UBND cấp huyện và trong thời gian tới sẽ triển khai tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Về cơ bản, pháp luật hộ tịch của Việt Nam đã thừa nhận và bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cho tất cả mọi cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, tôn giáo hay nơi cư trú; bảo đảm mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác. Trên cơ sở đó, từ năm 2016 đến nay, mỗi năm có hàng triệu trẻ em được đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân, tỷ lệ đăng ký khai sinh ở Việt Nam trong các năm qua đã đạt trên 98%.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quan trọng của chương trình hành động đạt nhiều kết quả tích cực: tỷ lệ đăng ký khai sinh đúng hạn tăng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh duy trì ở mức cao từ năm 2019 đến nay – đều trên 98,5%, vượt chỉ tiêu của Chương trình hành động đề ra; tỷ lệ đăng ký khai tử từ 2017 đến 2023 có 19.800 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước, góp phần bảo đảm cho trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình thay thế ngay tại Việt Nam.
Công tác chỉ đạo, điều hành đồng bộ, thống nhất, áp dụng nhiều giải pháp để công tác đăng ký, thống kê hộ tịch đạt chất lượng cao. Thể chế trong lĩnh vực thống kê, hộ tịch đã được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa quy trình, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm cơ sở pháp lý thực hiện việc đăng ký, quản lý, thống kê hộ tịch đồng bộ, hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đăng ký và thống kê hộ tịch trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lương Mai Khôi đề nghị, tiếp tục rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch và lĩnh vực liên quan, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, đổi mới hệ thống cơ quan đăng ký hộ tịch theo hướng bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số, hiện đại hóa phương thức đăng ký hộ tịch, đẩy mạnh việc đăng ký hộ tịch trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về quyền lợi và trách nhiệm đăng ký hộ tịch, ý nghĩa, vai trò quan trọng, của đăng ký và thống kê hộ tịch toàn diện trong giai đoạn 2025-2030 vì một tương lai bền vững của Việt Nam. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; tập trung nguồn lực để hoàn thiện Dự án đầu tư công về nâng cấp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
“Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương trong việc thực hiện Chương trình hành động, trong đó Bộ/Ngành Tư pháp giữ vai trò chủ trì. Tăng cường hợp tác quốc tế và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đối tác nước ngoài cho công tác đăng ký và thống kê hộ tịch toàn diện, đặc biệt là hỗ trợ cho hoạt động khảo sát, đánh giá kết quả thống kê tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử”- Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lương Mai Khôi cho biết. |
Những trường hợp nào đăng ký thường trú phải lấy ý kiến chủ nhà? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại