Ngăn chặn nạn cờ bạc mùa lễ hội: phòng ngừa từ xa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhững người lái đò tại di tích Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội thường xuyên tuyên truyền cho du khách thực hiện nghiêm quy định, không để xảy ra tệ nạn cờ bạc. Ảnh: Khánh Huy |
Trong trong những ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, Công an các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt triển khai nhiệm vụ, thực hiện nghiêm việc xử lý, ngăn chặn các loại cờ bạc núp bóng trò chơi dân gian, trò chơi điện tử có thưởng tại các lễ hội. Trong đó, lực lượng chức năng chủ động rà soát, lên danh sách các lễ hội, khu di tích, danh lam thắng cảnh để tăng cường nhắc nhở, lấy tuyên truyền phòng ngừa tệ nạn cờ bạc là trọng tâm ưu tiên.
Theo ghi nhận, trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, tại di tích Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, khách du lịch cho biết, đã không còn thấy cảnh tổ chức đánh cờ bạc quanh khu di tích nữa. Thay vào đó là sự gọn gàng, ngăn nắp tại khu vực các cửa hàng, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo…
Ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn Du luôn thông báo trên loa phát thanh về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Cùng với đó, những người lái đò cũng thường xuyên tuyên truyền cho du khách thực hiện nghiêm quy định, không để xảy ra tệ nạn cờ bạc.
Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn thông tin, Ban Quản lý yêu cầu tất cả lái đò chấp hành, nhắc nhở du khách không được đánh bài bạc dù chỉ là chơi vui, trường hợp nào vi phạm sẽ bị xử lý thật nghiêm.
Luận bàn dưới góc độ pháp luật, luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Cty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phân tích, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Đánh bạc trái phép có các hình thức: mua các số lô, số đề; xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác…
Nữ chuyên gia pháp lý này phân tích, theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu một người đánh bạc trái phép với giá trị tài sản đánh bạc là từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Đánh bạc” với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
Nếu đánh bạc với giá trị tài sản dưới 5 triệu đồng thì cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, với mức phạt từ 1 triệu đến 20 triệu được quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 322, BLHS năm 2015, hành vi tổ chức đánh bạc có thể bị xử lý với mức phạt cao nhất lên đến 10 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
“Trong thời gia tới, ở nhiều địa phương tiếp tục diễn ra lễ hội lớn. Các đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp sẽ lợi dụng những hoạt động này để tổ chức sát phạt nhau. Do vậy, để các lễ hội diễn ra lành mạnh, văn hóa, chính quyền địa phương, nhất là lực lượng công an cần đẩy mạnh đấu tranh xóa tệ nạn cờ bạc dưới mọi hình thức.
Ban tổ chức các lễ hội cần huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tổ chức quần chúng và Nhân dân vào công tác phòng, chống tệ nạn cờ bạc để bảo đảm an ninh trật tự, giữ bình yên cho người dân Thủ đô vui Xuân”, luật sư Đinh Thị Nguyên thông tin.
Với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của chính quyền các cấp, sự tuân thủ nghiêm túc các quy định, ý thức trách nhiệm của ban tổ chức và người tham gia lễ hội trong thời gian gần đây đã được nâng lên rất nhiều. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã đi vào nề nếp, hiệu quả, đảm bảo đúng mục đích nội dung, giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội; góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tính nhân văn đối với xã hội và mỗi người dân; tăng tính hiệu quả trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.
Những quy định của pháp luật liên quan đến lễ hội truyền thống | |
Rộn ràng lễ hội rước "ông lợn" truyền thống trong đêm ở Hà Nội | |
Vĩnh Phúc: “Biển người” đội mưa dự Lễ hội chọi trâu Hải Lựu |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại