Thứ ba 26/11/2024 10:19

Nên tôn trọng sự lựa chọn của con trẻ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hai vợ chồng không còn tình cảm, thuận tình ly hôn tại tòa. Con trai 7 tuổi sinh sống ổn định trong ngôi nhà cùng bố và ông bà nội, lựa chọn ở với bố nhưng lại bị bác bỏ và HĐXX giao cháu bé cho người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo nội dung vụ án, anh P.H.V (SN 1983, trú tại Tổ 15 phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và chị V.T.H (SN 1988, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) kết hôn tự nguyện và đăng ký kết hôn tại UBND phường Yên Hòa ngày 20/3/2014. Đến ngày 9/2/2015, chị H sinh cháu P.H.Đ. Hai vợ chồng từ khi kết hôn sinh sống tại nhà của bố mẹ anh V. Trong thời gian chung sống với nhau, do phát sinh mâu thuẫn dẫn đến chị H và anh V không còn tình cảm nên chị H đã khởi kiện đơn phương ly hôn.

Anh P.H.V trình bày, anh xác nhận hai vợ chồng hết tình cảm và đồng thuận ly hôn. Anh muốn được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con vì cháu có nguyện vọng ở với bố và sinh hoạt, học tập ổn định.

Ngày 25/7 và ngày 2/8, 9/8/2022, TAND quận Cầu Giấy đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Theo đó, Toà án đã tuyên xử chấp nhận việc thuận tình ly hôn giữa anh V và chị H, đồng thời, giao con chung cho chị H chăm sóc, nuôi dưỡng. Toà án cấp sơ thẩm cho rằng, tuy cháu Đ có nguyện vọng ở với bố nhưng xét để cháu được phát triển đầy đủ, cần cải thiện tình cảm với mẹ để cháu có cả sự yêu thương của cha mẹ và hai bên nội ngoại, vì vậy cần giao cháu Đ cho chị H trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.

Ngày 14/12, trao đổi với PV, bà N.T.H, mẹ đẻ anh V cho biết, cháu Đ từ khi sinh ra đều ở cùng nhà với bố mẹ và ông bà nội. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc cháu Đ chủ yếu do bố cháu và ông bà nội. Ông bà nội thường xuyên nấu ăn cho cháu và đưa đón cháu đi học, ... Trong khi đó, đóng học phí, mua sắm dụng cụ học tập, chăm lo đời sống vật chất của cháu Đ đều do bố cháu đảm nhận.

“Tôi là giáo viên đã nghỉ hưu nên rất hiểu việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cháu từ khi sinh ra đã được ông bà nội chăm sóc và ở cùng ông bà. Hiện tại, sáng tôi cho cháu ăn rồi bố cháu đưa đến lớp, trưa tôi đón cháu về nhà ăn cơm và chiều lại đưa cháu đi học và đón về. Tối tôi nấu ăn cho cháu. Cháu ở đây từ nhỏ, chúng tôi chỉ muốn nuôi dưỡng cháu nên người và mong muốn không tước đi môi trường sống quen thuộc của cháu.

Gia đình tôi không ai cấm cản con dâu thăm, chăm cháu bởi lẽ từ tháng 5/2021, cháu H sống ly thân với chồng nhưng vẫn ở riêng một phòng trên tầng (ngôi nhà 4 tầng) và chỉ rời đi vào tháng 4/2022. Hiện nay, cháu H vì còn phải đi làm nên chỉ thăm con vào ngày thứ 7. Đặc biệt, cháu Đ tự nguyện ở với bố nên TAND quận Cầu Giấy giao cháu Đ cho mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là không xem xét đến tình hình thực tế, môi trường sống quen thuộc của cháu Đ.

Việc đứa trẻ muốn sống cùng với bố là tự nguyện và hoàn toàn không ai có thể ép buộc được trẻ con nói dối. Đó là những lời thật lòng, xuất phát từ trái tim, và đó cũng là sự đối đãi công bằng đối với những người đã luôn quan tâm, chăm lo, bảo vệ cháu từ lúc sinh ra đến bây giờ”, bà N.T.H chia sẻ.

Luật sư Lê Anh Ngọc, Giám đốc Công ty Luật Cấp cao Hà Nội là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn cho hay, anh V có thu nhập ổn định hơn 30triệu/tháng, có lối sống chan hòa, giản dị, chấp hành đúng đường lối chính sách pháp luật của nhà nước. Cháu Đ có 7 năm sinh sống thân quen trong ngôi nhà tại Tổ 15 phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Có hơn 1 năm học tập tại cấp tiểu học và kế tiếp cháu đang học ổn định tại trường Tiểu học Yên Hòa, cách nơi cháu ở 500m… Bên cạnh đó, cháu Đ mong muốn được ở với bố, phù hợp với khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình nêu rõ “nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Do đó, Luật sư Ngọc Anh cho rằng, việc giao cháu Đ cho bố cháu nuôi dưỡng là hoàn toàn hợp lý, có cơ sở.

Ngày 16/12, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm về việc ly hôn giữa anh P.H.V và chị V.T.H.

Phải xem xét nguyện vọng của trẻ từ 7 tuổi trở lên

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi sau ly hôn thuộc về ai? Quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi sau ly hôn thuộc về ai?

Quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi sau ly hôn được quy định như thế nào? Đọc bài viết ngay để biết thêm chi tiết.

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động