Quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi sau ly hôn thuộc về ai?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKhi ly hôn một vấn đề tranh chấp gay gắt không thua kém vấn đề tài sản đó là vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con sẽ được ưu tiên cho người mẹ nuôi.
Còn đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi thì nếu hai bên không thỏa thuận được tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.
Quyền nuôi con trên 3 tuổi được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình và trình tự tố tụng theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn do hai bên thỏa thuận, nếu không có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
-
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
-
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
-
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Khi giải quyết thủ tục ly hôn, đối với trường hợp con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh được ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Các yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản...Các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để đưa ra phán quyết về việc quyền nuôi con.
Như vậy, quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi sau ly hôn thuộc về ai sẽ tùy vào tòa án xét xử và phán quyết.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại