Thứ ba 26/11/2024 14:15

Kinh tế

Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi "Rồng đất nước Nam"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
"Rồng đất nước Nam" là một loài vật có thật, từng giúp Trạng Quỳnh chiến thắng xứ Tàu trong cuộc thi vẽ và là người bạn tốt của nhà nông. Ngày nay, rồng đất được chăn nuôi quy mô, chuyên nghiệp và giúp nhiều người đổi đời.
Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi

Xưa kia, Trạng Quỳnh từng thắng xứ Tàu trong cuộc thi vẽ với đề tài là vẽ Rồng. Theo quy định, nội trong 3 hồi trống sẽ phải vẽ xong con rồng. Xứ tàu sau 3 hồi vẽ xong được một con rồng với nanh vuốt dữ tợn. Còn Quỳnh ta thì điềm nhiên hút thuốc, nhai trầu, khi chỉ còn một khắc thì mới nhúng cả 10 ngón tay vào nghiên mực vẽ ngoằn ngoèo 10 con giun rồi nói ở xứ Nam gọi đây là "Rồng đất nước Nam", giúp làm tơi xốp đất, giúp ích mùa màng, là bạn của người nông dân. Theo lời Quỳnh, rồng nước Nam có thật và có thể mang ra so sánh và đòi xứ Tàu phải mang rồng thật của mình ra để so sánh.

Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi
Câu chuyện của Trạng Quỳnh có thể chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, là một giai thoại trong kho tàng truyện cổ tích của dân gian. Tuy nhiên, loài "Rồng đất" được nhắc tới kia là có thật. Tại Hà Nội, có nhiều trang trại nuôi giun quế và cho giá trị kinh tế cao.
Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi

Trang trại giun quế GHT của bà Nguyễn Thị Liên, ở thôn Tân Phú, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trang trại rộng hơn 3.000m2 có hơn 2.000m2 nuôi giun, 500m2 nuôi hơn 300 con lợn, hàng trăm con gà, nhưng tuyệt nhiên rất sạch sẽ và không có mùi khó chịu.

Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi

Nuôi giun quế khá đơn giản. Thức ăn cho giun chủ yếu là các loại phụ phẩm nông nghiệp như phân trâu, bò, lợn, gà... Giun ở trang trại được chế biến dưới nhiều dạng như: Giun quế sấy khô, dịch giun, phân giun, bột giun quế sấy khô, giun quế đông lạnh… Đặc biệt, giun quế còn là thực phẩm và thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi
Bà Liên cho biết, bà về hưu từ năm 2002, trong một lần vô tình xem được kỹ thuật nuôi giun của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng và đọc được tập tài liệu do nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn dịch, bà quyết định tìm hiểu mô hình nuôi giun quế. Từ đó, càng ngày bà càng đam mê với công việc này.
Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi

Giun quế sau thời gian nuôi khoảng 45 ngày là bắt đầu tiến hành thu hoạch giun. Khi thu hoạch, chỉ cần bốc phân bò vào một tấm bạt bỏ ra ngoài trời nơi có nhiều ánh sáng, giun sẽ chui hết xuống dưới vì ưa bóng tối. Những con giun to gần bằng đầu đũa, dài khoảng 20 cm được mang đi rửa sạch.

Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi

Để tìm ra được công thức làm thuốc từ giun quế hoàn chỉnh, bà Liên đã phải tìm hiểu từ rất nhiều tài liệu. Trong đó, có bài thuốc của ông Nguyễn An Định, con của ông Nguyễn An Ninh, nhà cách mạng nổi tiếng hồi đầu thế kỷ XX. Ông Định cũng dùng giun nhưng là giun đất (địa long) để chữa dịch sốt xuất huyết những năm đất nước còn chiến tranh.

Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi
Sau khi rửa và ngâm nước cho thải hết chất bẩn, giun được xử lý bằng phương pháp luộc chín cùng với đỗ xanh, rau ngót và lá lốt, công đoạn luộc chín được thực hiện bằng nồi gang và đun bằng bếp củi.
Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi
Sau đó mang vào lò sấy khoảng từ 15-16 tiếng đồng hồ cho teo lại. Quy trình xử lý giun tươi đến công đoạn này, thường mất khoảng 2 ngày.
Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi
Một trong những khâu xử lý giun quan trọng nhất được bà Liên sáng tạo ra đó là cho vào nồi sao thật vàng, đem đi hạ thổ và nghiền mịn bằng tay. Giun quế sau khi được nghiền nát sẽ cho vào đóng hộp, bảo quản. Mọi công đoạn đều do chính tay bà Liên và người làm thực hiện. Đặc biệt, hộp bột giun quế thành phẩm sẽ có mã vạch, người mua có thể kiểm tra nguồn gốc, thông tin đầy đủ của sản phẩm.
Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi

Theo BSCK II Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3), Địa long là để chỉ toàn con giun đất để nguyên hoặc nỗ bỏ đất ở ruột rồi phơi hay sấy khô. Tên khoa học: Pheretima asiatica Michaelsen thuộc họ Cự dẫn Megascolecidae. Địa long thường được dùng trong Nhân dân làm thuốc chữa sốt rét, chữa sốt, ho hen do tác dụng làm dãn phế quản và còn được dùng chữa bệnh cao huyết áp, cứng mạch máu nhức đầu; do có nhân purin, giun đất còn có tác dụng lợi tiểu, chữa đau nhức xương.

Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi

Giun ở trang trại được chế biến dưới nhiều dạng như: Giun quế sấy khô, dịch giun, phân giun, bột giun quế sấy khô, giun quế đông lạnh… Phân giun quế dùng cho trồng trọt, đặc biệt dùng cho việc trồng hoa phong lan rất tốt.

Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi
Ngoài bán bột giun quế và các thành phẩm từ giun quế, thu nhập chủ yếu của trang trại hiện nay vẫn là nuôi lợn, nuôi gà bằng giun quế có chất lượng thịt ngon và sạch. Lợn nuôi bằng giun quế có sức đề kháng rất tốt, ít bị bệnh tật và mùi thịt rất thơm, ngon. Mỗi tháng trang trại GHT cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội khoảng 50-60 con lợn.
Năm Thìn, khám phá trang trại nuôi
Không chỉ là loài vật có thật, "Rồng đất nước Nam" còn được nhà nông yêu quý. Đây là loài vật hiền lành, vô hại và có khá nhiều lợi ích, đặc biệt trong trồng trọt hay chăn nuôi. Các trại nuôi giun quế đang được nhân rộng và trở thành một sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao của nông thôn.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động