Thứ sáu 26/04/2024 02:36

Năm 2022, Hà Nội phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng trưởng 5,5-7%

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) rất lớn, có tổng giá trị hơn 100 tỷ USD nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm hơn 2%. Để kích thích sản xuất và nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND về khuyến công thành phố Hà Nội năm 2022.
Năm 2022 Hà Nội phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng trưởng 5,5-7%
Năm 2022, Hà Nội phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng trưởng 5,5-7%

Theo các chuyên gia kinh tế với nhu cầu tăng lên ở các thị trường, việc giảm thuế từ các hiệp định thương mại tự do và tăng cường năng lực của các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam đạt trên 12%/năm, dự kiến có thể đạt trên 4 tỷ USD vào năm 2025.

Làng nghề là một nét bản sắc riêng của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam.

Việc phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề góp phần quan trọng nhằm sự phát triển nền kinh tế dịch vụ và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Hiểu rõ được điều này nên UBND thành phố đã xác định mục tiêu rõ ràng cho ngành TCMN trong đó phấn đấu năm 2022, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hồi phục và tăng trưởng 5,5-7%/năm; tạo ra 500-700 mẫu thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ 400-450 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế; hỗ trợ 16 cơ sở đầu tư thiết bị mới tiên tiến hiện đại vào sản xuất; khoảng 2.000 học viên là lãnh đạo, quản lý của cơ sở công nghiệp nông thôn được nâng cao năng lực quản lý.

Để có thể hoàn thành tốt mục tiêu trên, thành phố đã triển khai theo 5 hướng công việc cụ thể như: Thành phố nhận định cách nhanh nhất để thu hút doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm chính, tổ chức các gian hàng hội chợ triển lãm vì thế UBND thành phố quyết định tổ chức hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2022.

Theo dự kiến của thành phố quy mô hội chợ là 450-500 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có thị phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao đến từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước, cùng 10-12 nước trên thế giới. Nếu tổ chức thành công thì hội chợ có thể đón từ 10.000-12.000 lượt khách tham quan, dự kiến trong đó có 650-700 nhà nhập khẩu, khách quốc tế, góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu.

Tiếp đó sẽ là hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2022 - Hanoi Great Souvenirs 2022 với quy mô 180-200 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm chất lượng cao ngành thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, phục vụ các sự kiện lớn của thành phố năm 2022, nhằm thu hút đông đảo khách tham quan, du lịch mua sắm.

Song song với đó là thành phố sẽ mời và hỗ trợ các doanh nghiệp, khách quốc tế đến tham quan, giao dịch tại hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2022 đảm bảo mục tiêu có thể thu hút được 450-500 nhà nhập khẩu nước ngoài, khách quốc tế đến tham quan, giao dịch tại hội chợ (trong trường hợp dịch Covid-19 được kiểm soát, thành phố cho phép tổ chức); tạo điều kiện, cơ hội gặp gỡ, kết nối giao thương, ký kết hợp đồng xuất khẩu, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn của Hà Nội với các đối tác nước ngoài…

Không chỉ mở rộng các hội chợ và triển lãm để có thể mở rộng thị phần xâm nhập vào các thị trường khó tính và gia tăng tính cạnh tranh thì mẫu mã sản phẩm là điều cực kỳ quan trọng. Vì vậy, thành phố sẽ tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2022 với mục tiêu thu hút từ 100 đến 150 tổ chức, cá nhân tham dự cuộc thi với 300-350 mẫu sản phẩm mới được tạo ra. Có từ 80 đến 100 sản phẩm của các tổ chức, cá nhân được UBND thành phố công nhận đạt giải.

Cùng với đó thì sẽ tổ chức nhiều triển lãm giới thiệu các mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ đó tạo nên kết nối giữa các doanh nghiệp, công xưởng với các mẫu mã đẹp thịnh hành của các của nghệ nhân, thợ giỏi, chuyên gia trong và ngoài nước, nhà thiết kế để đưa vào sản xuất, kinh doanh phục vụ như cầu người tiêu dùng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Trong thời đại 4.0 cùng với đại dịch làm thay đổi thói quen tiêu dùng thì các kênh mua sắm online cũng được cần được chú trọng. Các địa phương cần tăng cường áp dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề tại làng nghề xây dựng website giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; xây dựng bộ tư liệu, thông tin về các làng nghề trên địa bàn tỉnh, thành phố làm cơ sở quảng bá, phát triển du lịch làng nghề. Xây dựng các chương trình truyền thông, các tài liệu quảng bá cho ngành một cách chuyên nghiệp.

Hồng Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động