Mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa. |
Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hàng tháng, người lao động tham gia BHXH bắt buộc phải đóng một khoản tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất với công thức:
Mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH |
Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 83-KL/TW ngày 21/6/2024 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp ưu đãi cho người có công, áp dụng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, mức lương cơ sở sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Ngày 30/6/2024, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, áp dụng từ ngày 1/7/2024. Do đó, mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất sẽ được xác định như sau:
Thời gian | Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất (sau 1/7/2024) | Mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất (sau 1/7/2024) |
---|---|---|
Từ ngày 1/7/2024 | 46,800,000 đồng/tháng | 3,744,000 đồng/tháng |
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
Nhóm người lao động:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Nhóm người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Việc điều chỉnh mức lương cơ sở và các quy định liên quan đến BHXH bắt buộc này là bước tiến quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
Đề xuất bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội với chủ hộ kinh doanh cá thể | |
Hơn 1,8 triệu người ở Hà Nội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại